Bài tập SGK Sinh Học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
-
Bài tập 1 trang 66 SGK Sinh học 9
Đột biến cấu trúc NST là gì? Hãy mô tả từng dạng đột biến cấu trúc NST.
-
Bài tập 2 trang 66 SGK Sinh học 9
Những nguyên nhân nào gây ra đột biến cấu trúc NST?
-
Bài tập 3 trang 66 SGK Sinh học 9
Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật.
-
Bài tập 4 trang 50 SBT Sinh học 9
Giả sử có một cặp NST tương đồng mang các đoạn phân bố theo trật tự sau:
- NST thứ nhất: ABCDEF
- NST thứ hai: abcdef
1. Khi giảm phân cho các tế bào sinh dục chứa một NST trong các trường hợp sau:
a) Xuất hiện các giao tử: ABCD, abcdefef
b) Xuất hiện các giao tử: ABABCDEF, abdcef
Hãy xác định dạng đột biến trong các trường hợp nêu trên.
2. Khi giảm phân cho các tế bào sinh dục chứa một cặp NST trong các trường hợp sau:
a) Xuất hiện các giao tử: ABCDEF, abcdef
b) Xuất hiện các giao tử: ABCDEF, ABCDEF
-
Bài tập 5 trang 52 SBT Sinh học 9
Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau:
Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen có lông ở lá - gen màu sôcôla ở lá bì. Người ta phát hiện ở một số dòng ngô đột biến có trật tự như sau:
Gen bẹ lá màu nhạt - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì.
Dạng đột biến nào đã xảy ra?
-
Bài tập 6 trang 55 SBT Sinh học 9
Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là
A. mất đoạn NST 21. B. lặp đoạn NST 21.
C. đảo đoạn NST 20. D. mất đoạn NST 20.
-
Bài tập 7 trang 55 SBT Sinh học 9
Dạng đột biến nào làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng?
A. Mất đoạn.
B. Lặp đoạn.
C. Đảo đoạn.
D. Vừa mất đoạn vừa đảo đoạn.
-
Bài tập 8 trang 55 SBT Sinh học 9
Đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên 1 NST là
A. mất đoạn và lặp đoạn.
B. lặp đoạn và đảo đoạn
C. lặp đoạn.
D. đảo đoạn.
-
Bài tập 9 trang 55 SBT Sinh học 9
Đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên 1 NST là
A. mất đoạn.
B. lặp đoạn và đảo đoạn.
C. lặp đoạn.
D. đảo đoạn.
-
Bài tập 10 trang 55 SBT Sinh học 9
Đột biến cấu trúc làm thay đổi vị trí của gen trên 1 NST là
A. mất đoạn và lặp đoạn.
B. lặp đoạn và đảo đoạn.
C. lặp đoạn.
D. đảo đoạn.
-
Bài tập 11 trang 55 SBT Sinh học 9
Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau:
Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen có lông ở lá - gen xác định màu sôcôla ở lá bì. Dòng ngô đột biến nào có lặp đoạn?
A. Gen bẹ lá màu nhạt - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì.
B. Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì.
C. Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì.
D. Gen lá có lông, gen màu sôcôla ở lá bì lại nằm trên NST số III.
-
Bài tập 12 trang 56 SBT Sinh học 9
Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau:
Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen có lông ở lá - gen xác định màu sôcôla ở lá bì. Dòng ngô đột biến nào có mất đoạn?
A. Gen bẹ lá màu nhạt - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì.
B. Gen bẹ lá màu nhạt - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng; gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì.
C. Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì.
D. Gen lá có lông, gen màu sôcôla ở lá bì lại nằm trên NST III.