Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 11 Bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt.
Câu hỏi trắc nghiệm (12 câu):
-
Câu 1:
Một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện 10A đặt trong chân không sinh ra 1 từ trường tại điểm cách dây dẫn 50 cm có độ lớn cảm ứng từ là:
- A.\({3.10^{ - 6}}T\)
- B.\({4.10^{ - 6}}T\)
- C.\({5.10^{ - 6}}T\)
- D.\({6.10^{ - 6}}T\)
-
Câu 2:
Một khung dây tròn bán kính 314 cm có 10 vòng dây quấn cách điện với nhau, đặt trong không khí, có dòng điện I chạy qua. Cảm ứng từ tại tâm khung dây là 2.10-5 T. Cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là:
- A.\(100mA\)
- B.\(100A\)
- C.\(10mA\)
- D.\(10A\)
-
Câu 3:
Một ống dây dài 25 cm có dòng điện 0,5 A chạy qua đặt trong không khí. Cảm ứng từ bên trong ống dây là 6,28.10-3 T. Số vòng dây được quấn trên ống dây là:
- A.1250 vòng
- B.2000 vòng
- C.5000vòng
- D.3300 vòng
-
Câu 4:
Độ lớn cảm ứng từ tại tâm một dòng điện tròn:
- A.Tỉ lệ với cường độ dòng điện.
- B.Tỉ lệ với chiều dài đường tròn.
- C.Tỉ lệ với diện tích hình tròn.
- D.Tỉ lệ nghịch với diện tích hình tròn.
-
Câu 5:
Hai dòng điện đồng phẳng: dòng thứ nhất thẳng dài, \(I_1 = 2A\); dòng thứ hai hình tròn, tâm O cách dòng thứ nhất \(R_2 = 40 cm\), bán kính = 20 cm, \(I_2 = 2A\). Xác định cảm ứng từ tại \({O_2}\) theo chiều kim đồng hồ.
- A.\(B = 5,{28.10^{ - 5}}(T)\)
- B.\(B = 7,{28.10^{ - 5}}(T)\)
- C.\(B = 5,{28.10^{ - 6}}(T)\)
- D.\(B = 7,{28.10^{ - 6}}(T)\)
-
Câu 6:
Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không có cường độ I=10 A. Cảm ứng từ tại một điểm nằm cách dòng điện 2cm có độ lớn là
- A.10-6T
- B.10-4T
- C.10-5T
- D.10-7T
-
Câu 7:
Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Biết cảm ứng từ tại vị trí cách dòng điện 3cm có độ lớn là 2.10-5T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là
- A.3 A
- B.1,5A
- C.2A
- D.4,5A
-
Câu 8:
Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng dài, dài đặt trong chân không có cường độ I=5A. Gọi M là một điểm gần dòng điện , cảm ứng từ tại M có độ lớn là 2.10-5T. Khoảng cách từ M đến dòng điện là
- A.5m
- B.5cm
- C.0,05cm
- D.0,05mm
-
Câu 9:
Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của dòng điện trong một dây dẫn không phụ thuộc vào
- A.cường độ dòng điện
- B.hình dạng của dây dẫn
- C. môi trường xung quanh dây dẫn
- D.tiết diện của dây dẫn
-
Câu 10:
Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của dòng điện thẳng, rất dài không thay đổi khi điểm đó dịch chuyển
- A.song song với dòng điện
- B.vuông góc với dòng điện
- C.trên một đường sức từ
- D.trên một mặt trụ
-
Câu 11:
Trong chân không, cho hai đường thẳng x,y song song và cách nhau 8cm. Đặt dòng điện thẳng cường độ I1=15A trùng với đường thẳng x. Muốn cảm ứng từ tại những điểm nằm trên đường thẳng y bằng 0 thì phải đặt thêm dòng điện thẳng cường độ I2=20A, nằm trong mặt phẳng (x,y), ngược chiều với dòng điện I1 và cách đường thẳng x một khoảng là
- A.6cm
- B.2cm
- C.8cm
- D.4cm
-
Câu 12:
Trong chân không, cho hai dây dẫn d1, d2 song song và cách nhau 5cm. Dòng điện trong hai dây cùng chiều và có cường độ tương ứng là I1=30A, I2=20A. Gọi M là một điểm gần hai dây dẫn mà cảm ứng từ tại M bằng 0. Điểm M cách dây d1
- A.3cm
- B.2cm
- C.8cm
- D.7cm