Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 11 Bài 20: Lực từ và cảm ứng từ.
Câu hỏi trắc nghiệm (12 câu):
-
Câu 1:
Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10– 2 (N). Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là:
- A.0,4 (T)
- B.0,8 (T)
- C.1,0 (T)
- D.1,2 (T)
-
Câu 2:
Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 (cm) có dòng điện I = 5 (A) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 (T). Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2(N). Góc \(\alpha \) hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là:
- A.\({10^0}\)
- B.\({30^0}\)
- C.\({35^0}\)
- D.\({60^0}\)
-
Câu 3:
Hai dây dẫn thẳng, dài song song và cách nhau 10 (cm) trong chân không, dòng điện trong hai dây cùng chiều có cường độ \({I_1} = 2\left( A \right)\) và \({I_2} = 5\left( A \right)\) . Lực từ tác dụng lên 20 (cm) chiều dài của mỗi dây là:
- A.lực hút có độ lớn 4.10-6(N)
- B.lực hút có độ lớn 4.10-7 (N)
- C.lực đẩy có độ lớn 4.10-7(N)
- D.lực đẩy có độ lớn 4.10-6 (N)
-
Câu 4:
Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường:
- A.vuông góc với đường sức từ.
- B.nằm theo hướng của đường sức từ.
- C.nằm theo hướng của lực điện từ.
- D.không có hướng xác định.
-
Câu 5:
Phát biểu nào dưới đây là sai: Lực điện từ tác dụng lên phần tử dòng điện:
- A.vuông góc với phần tử dòng điện
- B.cùng hướng với từ trường
- C.tỉ lệ với cường độ dòng điện
- D.tỉ lệ với cảm ứng từ.
-
Câu 6:
Đặt hai phần tử dòng điện có cùng chiều dài, vuông góc với các đường sức từ của một điện trường đều, biết cường độ dòng điện trong phần tử thứ nhất lớn gấp hai lần cường độ dòng điện trong phần tử thứ 2. Tỉ số giữa độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ nhất so với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ hai là
- A.1:2
- B.1:4
- C.2:1
- D.4:1
-
Câu 7:
Một dòng điện có cường độ 2A nằm vuông góc với các đường sức của một điện trường đều. cho biết lực từ tác dụng lên 20cm, của đoạn dây ấy là 0,04N. Độ lớn của cảm ứng từ là
- A.10-1T
- B.10-2T
- C.10-3T
- D.10T
-
Câu 8:
Một dây dẫn mang dòng điện có cường độ 6A nằm vuông góc với đường sức của một từ trường đều. Cảm ứng từ có độ lớn bằng 0,02T. Lực từ tác dụng lên 30cm chiều dài của dây dẫn có độ lớn bằng
- A.0,36mN
- B.0,36N
- C.36N
- D.36mN
-
Câu 9:
Một phần tử dòng điện có chiều dài \(l\) , cường độ I đặt vuông góc với các đường sức của từ trường đều. Khi đó lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn là F. Công thức nào sau đây là đúng?
- A.B=F/I\(l\)
- B.F=B/I\(l\)
- C.I=B/F\(l\)
- D.\(l\)=B/IF
-
Câu 10:
Điều nào sau đây là không đúng?
Cảm ứng từ tại mỗi điểm trong từ trường
- A.Tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó
- B.Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó
- C.Đặc trưng cho khả năng tác dụng lực từ tại điểm đó là mạnh hay yếu
- D. Có phương vuông góc với trục của kim nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó
-
Câu 11:
Một phần tử dòng điện đặt vào trong một từ trường đều, lực từ tác dụng lên phần tủ dòng điện có độ lớn nhỏ nhất khi
- A.phần tử dòng điện nằm vuông góc với các đường sức từ
- B.phần tử dòng điện nằm song song với các đường sức từ
- C. phần tử dòng điện hợp với từ trường góc 45o
- D.phần tử dòng điện hợp với từ trường góc 60o
-
Câu 12:
Câu nào dưới đây nói về cảm ứng từ là không đúng ?
- A.Cảm ứng từ là một đại lượng vật lí đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực tại mỗi điểm trong từ trường.
- B.Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường được biểu diễn bằng một vectơ trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
- C.Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường có độ lớn tí lệ với lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng đặt vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó, tí lệ với cường độ dòng điện và độ dài của đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua.
- D.Trong hệ đơn vị quốc tế SI, cảm ứng từ được đo bằng đơn vị tesla (T).