Bài 20: Lớp vỏ địa lý. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

Các em đã được học tất cả các quyển của lớp vỏ Trái Đất, mỗi quyển có quy luật phát triển riêng nhưng tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo một quy luật nhất định. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số quy luật quan trọng của lớp vỏ địa lí: Bài 20: Lớp vỏ địa lý. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lớp vỏ địa lí

1. Khái niệm

  • Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập, tác động lẫn nhau.

2. Giới hạn

  • Trên: Phía dưới của lớp ô zôn.
  • Dưới: Đáy vực thẩm đại dương và đáy lớp vỏ  phong hóa ở lục địa.
  • Chiều dày khoảng 30-35km.

1.2. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

1. Khái niệm

a. Khái niệm

  • Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ nhỏ trong lớp vỏ địa lí.

b. Nguyên nhân

  • Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực.
  • Các thành phần tự nhiên luôn có sự tác động qua lại và gắn bó mật thiết với nhau.

2. Biểu hiện

  • Trong một lãnh thổ:
    • Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau.
    • Nếu một thành phần thay đổi  sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
    • Ví dụ:
      • Ví dụ 1: Khí hậu (lượng mưa tăng):
        • Sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng).
        • Địa hình (mức độ xói mòn tăng).
        • Thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng).
      • Ví dụ 2: Khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt:
        • Sông ngòi (thay đổi chế độ dòng chảy).
        • Địa hình (xói mòn mạnh, phá hủy đá). 
        • Thổ nhưỡng (quá trình hình thành đất nhanh hơn).
        • Thực vật (phát triển mạnh).
      • Ví dụ 3: Thực vật rừng bị phá hủy:
        • Địa hình (xói mòn).
        • Khí hậu (biến đổi).
        • Thổ nhưỡng (đất biến đổi).

3. Ý nghĩa thực tiễn

  • Trước khi tiến hành các hoạt động:
  • Cần phải nghiên cứu kĩ, toàn diện môi trường tự nhiên.
  • Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào môi trường để đề xuất các giải pháp tháo gỡ. 

Bài tập minh họa

 
 

Bài tập số 1:

Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây hậu quả gì đối với đời sống và môi trường tự nhiên?

  • Gây lũ lụt, đặc biệt là rừng đầu nguồn vì rừng có thể điều tiết nước rất tốt. 
  • Sạt lở, xói mòn đất vì rừng giúp giữ đất. 
  • Làm mất nơi sinh sống của các loài động vật, gây tuyệt chủng. Gián tiếp phá hoại đời sống con người vì khi không còn nơi sinh sống, thú vật sẽ về phá hoại công trình của con người, thậm chí đe dọa cả tính mạng. 
  • Gián tiếp gây hiệu ứng nhà kính và khí hậu ấm dần lên vì rừng lọc khí CO2 tạo ra O2, giúp cân bằng và duy trì lượng CO2 cho khí quyển, không vượt quá mức cho phép….

Bài tập số 2:

Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí (về chiều dày, thành phần vật chất…)

  • Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
  • Phân biệt:
    • Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) có chiều dày khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa). Thành phần vật chất của lớp vỏ địa lí bao gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.
    • Lớp vỏ Trái Đất là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).

Bài tập số 3:

Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật về tính tổng nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.

  • Biểu hiện của quy luật
    • Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
  • Ý nghĩa thực tiễn
    • Cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em cần nắm được nội dung sau: 

  • Khái niệm lớp vỏ địa lí, biết được cấu trúc của lớp vỏ địa lí
  • Hiểu và trình bày được một số biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh lớp vỏ địa lí
  • Phân tích để thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa các thành phần tự nhên trong lớp vỏ địa lí, nhất là khí hậu: Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Nếu KH thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 10 Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 2 trang 76 SGK Địa lý 10

Bài tập 3 trang 76 SGK Địa lý 10

Bài tập 1 trang 54 SBT Địa lí 10

Bài tập 2 trang 54 SBT Địa lí 10

Bài tập 3 trang 54 SBT Địa lí 10

Bài tập 4 trang 54 SBT Địa lí 10

Bài tập 5 trang 55 SBT Địa lí 10

Bài tập 6 trang 55 SBT Địa lí 10

Bài tập 1 trang 24 Tập bản đồ Địa Lí 10

Bài tập 2 trang 24 Tập bản đồ Địa Lí 10

Bài tập 3 trang 24 Tập bản đồ Địa Lí 10

Bài tập 4 trang 24 Tập bản đồ Địa Lí 10

4. Hỏi đáp Bài 20 Địa lí 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?