Bài tập SGK Vật Lý 10 Bài 20: Các dạng cân bằng và cân bằng của một vật có mặt chân đế.
-
Bài tập 1 trang 110 SGK Vật lý 10
Thế nào là dạng cân bằng bền? Không bền? Phiếm định?
-
Bài tập 2 trang 110 SGK Vật lý 10
Vị trí trọng tâm của vật có vai trò gì đối với mỗi dạng cân bằng ?
-
Bài tập 3 trang 110 SGK Vật lý 10
Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là gì?
-
Bài tập 4 trang 110 SGK Vật lý 10
Hãy chỉ rõ dạng cân bằng của:
a) Nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây (Hình 20.7);
b) Cái bút chì được cắm vào con dao nhíp (Hình 20.8)
c) Quả cầu đồng chất trên một mặt có dạng như Hình 20.9
-
Bài tập 5 trang 110 SGK Vật lý 10
Người ta đã làm như thế nào để thực hiện được mức vững vàng cao của trạng thái cân bằng ở những vật sau đây?
a) Đèn để bàn.
b) Đèn cần cẩu.
c) Ô tô đua.
-
Bài tập 6 trang 110 SGK Vật lý 10
Một xe tải lần lượt chở các vật liệu sau với khối lượng bằng nhau: thép đá, lá gỗ và vải. Trong trường hợp nào thì xe khó bị đổ nhất? dễ bị đổ nhất?
-
Bài tập 20.1 trang 47 SBT Vật lý 10
Một chiếc thước đồng chất, tiết diện đều, dài L. Đặt thước lên bàn, một đầu sát mép bàn (H.20.1). Sau đó đẩy nhẹ thước cho nhô dần ra khỏi bàn. Gọi x là độ dài phần thước nhô ra. Khi thước bắt đầu rơi khỏi bàn thì x bằng
A. L/8 B. L/4
C. L/2 D. 3L/4
-
Bài tập 20.2 trang 47 SBT Vật lý 10
Một khối lập phương đồng chất được đặt trên một mặt phẳng nhám (H.20.2). Hỏi phải nghiêng mặt phẳng đến góc nghiêng cực đại là bao nhiêu để khối lập phương không bị đổ ?
A. 150. B. 300.
C. 450. D. 600.
-
Bài tập 20.3 trang 47 SBT Vật lý 10
Một xe tải đang chạy trên một đoạn đường nghiêng. Xe cao 4 m ; rộng 2,4 m và có trọng tâm ở cách mặt đường 2,2 m (H.20.3). Hỏi độ nghiêng tối đa của mặt đường để xe không bị lật đổ ?
-
Bài tập 20.4 trang 47 SBT Vật lý 10
Có ba viên gạch chồng lên nhau sao cho một phần của viên gạch trên nhô ra khỏi viên gạch dưới (H.20.4). Hỏi mép phải của viên gạch trên cùng có thể nhô ra khỏi mép phải của viên gạch dưới cùng một đoạn cực đại bằng bao nhiêu ? Cho biết chiều dài viên gạch bằng l.