Bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 2: Xã hội nguyên thủy.
-
Bài tập 1 trang 11 SGK Lịch sử 10
Hãy giải thích tính cộng đồng của thị tộc.
-
Bài tập 2 trang 11 SGK Lịch sử 10
Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội nguyên thuỷ như thế nào?
-
Bài tập Thảo luận 1 trang 10 SGK Lịch sử 10 Bài 2
Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là gì?
-
Bài tập Thảo luận 2 trang 10 SGK Lịch sử 10 Bài 2
Thế nào là thị tộc, bộ lạc?
-
Bài tập Thảo luận 3 trang 10 SGK Lịch sử 10 Bài 2
Sự xuất hiện của công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào?
-
Bài tập Thảo luận trang 11 SGK Lịch sử 10 Bài 2
Do đâu mà có sự xuất hiện tư hữu?
-
Bài tập 1 trang 9 SBT Lịch sử 10 Bài 2
1. Thị tộc là tổ chức xã hội của
A. Người tối cổ
B. Người tinh khôn.
C. một loài vượn cổ.
D. xã hội có giai cấp và nhà nước.
2. Những người sống trong thị tộc được phân chia khẩu phần ăn thế nào?
A. Chia đều.
B. Chia theo năng suất lao động.
C. Chia theo địa vị.
D. Chia theo tuổi tác.
3. Lí do chính khiến người nguyên thuỷ phải hợp tác lao động với nhau là
A. quan hệ huyết thống đã gắn bó các thành viên trong cuộc sống thường ngày cũng như trong lao động.
B. yêu cầu công việc và trình độ lao động.
C. đời sống còn thấp kém, bấp bênh nên phải "chung lưng đấu cật" để kiếm sống.
D. cả A, B, C đều đúng.
4. Vì sao trong xã hội nguyên thuỷ, con người phải được hưởng thụ bằng nhau?
A. Thức ăn kiếm được chưa nhiều, chưa đều đặn.
B. Mọi người phải cùng nhau làm việc, cùng cố gắng đến mức cao nhất để kiếm sống.
C. Do quan hệ huyết thống.
D. Cả A, B đều đúng.
5. Ý nào không phản ánh đúng tính cộng đồng của người nguyên thủy?
A. Hợp tác lao động.
B. Mọi của cải là của chung.
C. Sinh hoạt chung.
D. Sống thành bầy đàn.
6. Trong xã hội nguyên thuỷ, sự công bằng bình đẳng là "nguyên tắc vàng" vì:
A. mọi người sống trong cộng đồng.
B. phải dựa vào nhau vì tình trạng đời sống còn thấp.
C. là cách duy nhất để duy trì cuộc sống.
D. cả A và B đều đúng.
7. Cư dân ở khu vực nào biết sử dụng đồng sớm nhất?
A. Ấn Độ. C. Tây Á và Ai Cập.
B. Lưỡng Hà. D. Trung Quốc.
8. Cư dân ở khu vực nào sử dụng đồ sắt sớm nhất?
A. Tây Á, Nam Âu. C. Trung Quốc.
B. Ai Cập. D. Hi Lạp.
9. Hệ quả kinh tế lớn nhất của việc phát minh ra công cụ kim khí là gì?
A. Có thể khai phá những vùng đất mới.
B. Tăng năng suất lao động.
C. Tạo ra một lượng sản phẩrn thừa thường xuyên.
D. Đúc sắt trở thành ngành sản xuất quan trọng bậc nhất.
10. Hệ quả xã hội của việc xuất hiện công cụ bằng kim loại là gì?
A. Sự xuất hiện tư hữu.
B. Gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc mẫu hệ.
C. Xã hội phân chia thành giai cấp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
11. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự rạn vỡ của xã hội thị tộc, bộ lạc là
A. Trong xã hội bắt đầu có sự phân công chức phận khác nhau giữa các thành viên.
B. Do cải tiến kĩ thuật và sự chuyên môn hoá trong sản xuất nên xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên.
C. Một số người lợi dụng chức phận để chiếm đoạt một phần sản phẩm xã hội, đưa đến sự xuất hiện tư hữu, làm cho quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ.
D. Khả năng lao động của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy sự phân hoá trong xã hội.
-
Bài tập 1 trang 10 SBT Lịch sử 10 Bài 2
Do đâu mà có tư hữu? Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội nguyên thuỷ như thế nào?
- Nguyên nhân xuất hiện tư hữu: ...
- Tác động: ...
-
Bài tập 3 trang 11 SBT Lịch sử 10 Bài 2
Hãy lập bảng hệ thống kiến thức theo mẫu dưới đây:
-
Bài tập 4 trang 12 SBT Lịch sử 10 Bài 2
Hãy giải thích thế nào là tính cộng đồng nguyên thuỷ.
-
Bài tập 5 trang 12 SBT Lịch sử 10 Bài 2
Sự xuất hiện công cụ bằng kim khí đã đưa đến những hệ quả kinh tế - xã hội như thế nào?
-
Bài tập 6 trang 12 SBT Lịch sử 10 Bài 2
Hãy cho biết nguyên nhân và quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ.