Bài học nhằm cung cấp cho các em học sinh kiến thức về đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vị trí địa lý
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Tiếp giáp: trên đất liền Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia.
- Hệ toạ độ địa lý:
- Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
- Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
- Điểm cực Tây ở kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
- Điểm cực Đông ở kinh độ 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6050’B, và từ khoảng kinh độ 1010Đ đến trên 117020’Đ tại Biển Đông.
- Nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7.
1.2. Phạm vi lãnh thổ
a. Vùng đất
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.
- Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền:
- Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1400km.
- Phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km.
- Phía Đông và Nam giáp biển dài 3260km.
- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà).
- Đường bờ biển dài 3260km chạy dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
b. Vùng biển
- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
- Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
- Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1852m).
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí.
- Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
- Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa.
c. Vùng trời
- Là khoảng không gian không bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta.
1.3. Ý nghĩa của vị trí địa lý
a. Ý nghĩa về tự nhiên
- Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông - Tây, thấp - cao, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo.
- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.
b. Ý nghĩa kinh tế văn hóa, xã hội và quốc phòng
- Về kinh tế:
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…).
- Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
- Về văn hoá - xã hội:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về an ninh quốc phòng:
- Là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á.
- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong Công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
2. Luyện tập và củng cố
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Lãnh thổ nước ta trải dài:
- A. Trên 12º vĩ
- B. Gần 15º vĩ
- C. Gần 17º vĩ
- D. Gần 18º vĩ
-
- A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.
- B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.
- C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.
- D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.
-
- A. Thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới
- B. Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài
- C. Thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan
- D. Thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 12 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 17 SGK Địa lý 12
Bài tập 2 trang 17 SGK Địa lý 12
Bài tập 2 trang 5 SBT Địa lí 12
Bài tập 4 trang 6 SBT Địa lí 12
Bài tập 5 trang 6 SBT Địa lí 12
Bài tập 6 trang 6 SBT Địa lí 12
Bài tập 1 trang 4 Tập bản đồ Địa Lí 12
Bài tập 2 trang 5 Tập bản đồ Địa Lí 12
Bài tập 3 trang 5 Tập bản đồ Địa Lí 12
3. Hỏi đáp Bài 2 Địa lí 12
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!