Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 2: Tư pháp quốc tế sau đây để tìm hiểu về những quy định chung về tư pháp quốc tế, thẩm quyền của toà án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, pháp luật áp dụng trong điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (giải quyết xung đột pháp luật), áp dụng pháp luật nước ngoài trong điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Tóm tắt lý thuyết
1. Những quy định chung về tư pháp quốc tế
1.1 Quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài – đối tượng điều chỉnh chủ yếu của tư pháp quốc tế
Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia, Tư pháp quốc tế giải quyết những mối quan hệ mang tính chất dân sự như: quan hệ hợp đồng, quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ lao động, quan hệ thương mại, quan hệ thừa kế, quan hệ về tiền tệ và tín dụng... có yếu tố nước ngoài. Chính vì sự đa dạng của các mối quan hệ dân sự như vậy nên những quan hệ do tư pháp quốc tế (TPQT) điều chỉnh còn được gọi là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
Bên cạnh tính chất dân sự, các mối quan hệ do TPQT điếu chỉnh còn phải đáp ứng một yêu cầu nữa, chính là phải có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài này được quy định tại khoản 2, Điều 663 BLDS năm 2015. Cụ thể:
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài.
- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài.
- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Theo điều luật này, quan hệ dân sự (hay quan hệ mang tính chất dân sự) có yếu tố nước ngoài được the hiện qua một trong ba dấu hiệu sau đây:
Dấu hiệu thứ nhất: có ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ là cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài.
Ví dụ: Công dân A (quốc tịch Anh) tặng cho công dân B (quốc tịch Việt Nam) một chiếc bình cổ. Ở quan hệ này, yếu tố nước ngoài thể hiện qua sự tham gia của cá nhân nước ngoài (công dân A). Ở ví dụ khác, pháp nhân A (Việt Nam) kí kết một hợp đồng mua bán hàng hoá với pháp nhân B (Đức). Đây là quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài do có sự tham gia của pháp nhân Đức.
Tuy nhiên, cũng có một điều lưu ý tuy trong khoản 2, Điều 663 BLDS năm 2015 không đề cập quốc gia nhưng quốc gia nước ngoài vẫn là một chủ thể đặc biệt trong quan hệ TPQT nếu tham gia vào một quan hệ dân sự.
Ví dụ: nước Pháp kí kết hợp đồng mua bán gạo với Công ty Cổ phần Gạo Nàng Hương (quốc tịch Việt Nam).
Đây cũng là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, có sự tham gia của một bên là quốc gia nước ngoài.
Dấu hiệu thứ hai: yếu tố nước ngoài cũng được xác định khi căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự phát sinh tại nước ngoài. Dấu hiệu này sẽ được xét đến đối với những mối quan hệ dân sự giữa pháp nhân của Việt Nam, người Việt Nam với nhau. Những mối quan hệ đó cũng được coi là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nếu phát sinh, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt xảy ra ở nước ngoài.
Ví dụ: Tại Australia, Công ty A (Việt Nam) kí hợp đồng mua một lô hàng mĩ phẩm của Công ty B (Việt Nam).
Việc giao kết hợp đồng thực hiện tại Australia, đây là quan hệ về hợp đồng có yếu tố nước ngoài chịu sự điều chỉnh TPQT do mối quan hệ này xác lập ở nước ngoài, dù rằng hai bên kí kết hợp đồng đều là pháp nhân của Việt Nam.
Ví dụ: công dân A (Việt Nam) lập giấy tặng tài sản cho công dân B (Việt Nam) tại Pháp.
Việc lập giấy tặng tài sản này được lập tại nước ngoài và đây là căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu tài sản của B đối với những tài sản được A tặng cho.
Dấu hiệu thứ ba: Yếu tố nước ngoài còn được thể hiện qua đối tượng của quan hệ dân sự ở nước ngoài. Dấu hiệu này cùng được áp dụng dể xem xét mối quan hệ mang tính chất dân sự giữa công dán, pháp nhân của Việt Nam với nhau có phải là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài hay không. Nếu có dấu hiệu này, quan hệ mang tính chất dân sự giữa cá nhân, pháp nhân Việt Nam vẫn thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT.
Ví dụ: A (quốc tịch Việt Nam) để lại di sản thừa kế cho các con của mình là B và C (quốc tịch Việt Nam) một căn nhà toạ lạc tại tiều bang Mississipi của Hoa Kì. Quan hệ thừa kế này là quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài do đối tượng liên quan (di sản) nằm ở nước ngoài.
Như vậy, có đến ba dấu hiệu để xác định yếu tố nước ngoài trong các mối quan hệ mang tính chất dân sự. Một điều cán lưu ý là một quan hệ mang tính chất dân sự chỉ cần thoả mãn một trong ba dáu hiệu đó là đủ để xác định đó là một quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài. Trong thực tiễn, rất nhiều trường hợp một quan hệ dân sự có thể có đến hơn một hoặc cả ba dấu hiệu đó.
Ví dụ: Pháp nhân A (quốc tịch Việt Nam) kí kết hợp đồng mua bán lô hàng mĩ phẩm với pháp nhân B (quốc tịch Anh) tại Singapore.
Có hai dấu hiệu của yếu tố nước ngoài ở quan hệ hợp đồng này, đó là có sự tham gia của pháp nhân nước ngoài (pháp nhân B) là một bên của hợp đồng và căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hệ hợp đồng này là ở nước ngoài (hợp đồng được kí kết ở Singapore).
Như vậy, TPQT điều chỉnh những mối quan hệ mang tính chất dân sự và có yếu tố nước ngoài. Những mối quan hệ này trải rộng khắp trong nhiều lĩnh vực như: dân sự, lao động, thương mại, hôn nhân và gia đình... Theo đó, những mối quan hệ không mang tính chất dân sự như những quan hệ trong lĩnh vực hành chính hay lĩnh vực hình sự, dù có yêu tố nước ngoài thì TPQT cũng không điều chỉnh.
Ví dụ: Công dân A mang quốc tịch Thái Lan đăng kí thường trú tại Quận 1, phường Bến Thành, TP. Hồ Chí Minh tại Công an phường Bến Thành. Đây là quan hệ mang tính chất hành chính, nên dù có công dân nước ngoài tham gia thì cũng không do TPQT điều chỉnh.
1.2 Tố tụng dân sự có yêu tố nước ngoài - lĩnh vực do tư pháp quốc tế điều chỉnh bên cạnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Khi toà án giải quyết những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, những vấn đề đặt ra là: Việc xác định thẩm quyền của toà án quốc gia đối với những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; Vấn để uỷ thác TPQT (nếu cấn thiết); Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài sẽ do ngành luật nào điều chỉnh? Những ván để này được gọi chung là những vấn đề của tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài và cũng thuộc sự điều chỉnh của TPQT.
Ví dụ: Ông A (Hoa Kì) đệ đơn xin li hôn với cô N.T (công dân Việt Nam) tại một toà án của Hoa Kì (cụ thể là toà án California). Toà án California đã thụ lí, ra phán quyết li hôn và phân chia tài sản của cặp vợ chồng A và N.T.
Những vấn đề về tố tụng dân sự như: toà án California có thẩm quyen giải quyết vụ li hôn này hay không? Nếu một trong hai bên nộp đơn xin li hôn tại Toà án Việt Nam, toà án Việt Nam có thẩm quyến giẻ’ quyết vụ việc này hay không? Giả sử toà án California hoặc toà án của Việt Nam có íhẩm quyền giải quyết vụ li hôn và phân chia tài sản giữa vợ và chổng đó, thì thủ tục tố tụng dân sự được tiến hành như thế nào? Sau khi toà California ra bản án, liệu những bản án của toà California có được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc bản án của toà án Việt Nam có thể được công nhận và cho thi hành tại California không?
Có thể nói rằng, đối tượng điều chỉnh chủ yếu của TPQT chính là những quan hệ dân sự mang tính chẩt dân sự có yếu tố nước ngoài. Vì vậy những vấn đề về tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài do TPQT điều chỉnh dễ bị bỏ quên và mờ nhạt. Tuy nhiên, trong lí luận và thực tiễn, khi đề cập đến những vấn đề mà TPQT điều chỉnh không thể không đề cập những vấn đề tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài - một phần phạm vi đặc thù của ngành luật này.
Vì vậy, khái niệm về TPQT được ghi nhận như sau: Tư pháp quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật Điều chỉnh các quan hệ dân sự, thương mại, hôn nhàn và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài1. Nói cách khác, Tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia điều chỉnh những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.
1.3 Nguồn của tư pháp quốc tế
Do đặc thù của đối tượng điều chỉnh là những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài mà nguồn của TPQT, nơi chứa đựng các quy phạm pháp luật đặc thù và đa dạng hơn các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia. Nguổn của TPQT bao gồm: hệ thống pháp luật của các quốc gia, điều ước quốc tố và tập quán quốc tế.
Hệ thống pháp luật của các quốc gia
Hệ thống pháp luật của các quốc gia được coi là nguồn chủ yếu của TPQT. Với tư cách nguồn của TPQT, hệ thống pháp luật của các quốc gia được hiều là pháp luật của Việt Nam, hoặc pháp luật của bất kì quốc gia nào dó trên thế giới được lựa chọn, hoặc được chỉ dẫn đến bởi quy phạm xung đột để điếu chỉnh cho một quan hệ dấn sự có yếu tố nước ngoài. Đối với việc lựa chọn luật pháp của một quốc gia bất kì làm nguồn luật điều chỉnh cho mối quan hệ mang tính chất dân sự và có yếu tố nước ngoài của mình, các bên phải lưu ý đáp ứng điều kiện: phải có quy định điều ước quốc tế hoặc pháp luật Việt Nam cho phép các bên có quyền lựa chọn pháp luật.
Ví dụ như khoản 1, Điều 683 quy định dành quyền thoả thuận chọn luật cho các bên như sau: “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thoả thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đông, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này...”. Ở trường hợp này, các bên trong hợp đồng có thể lựa chọn pháp luật của một quốc gia theo mong muốn của mình để điều chỉnh quan hệ hợp đồng.
Việc áp dụng hệ thống pháp luật của quốc gia theo sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột, có thể minh hoạ bằng Điều 674 BLDS năm 2015 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xúc định theo pháp luật của nước mà người dó có quốc tịch...”. Theo quy định này, nguồn luật được áp dụng đổ xác định năng lực hành vi dân sự của một cá nhân là theo pháp luật của nước người đó có quốc tịch.
Ví dụ: Với cá nhân là người Đức muốn kết hôn với người Việt Nam, thì luật áp dụng để xác định người Dức đó có thể tham gia một quan hệ kết hôn hay không là luật pháp của nước Đức.
Khi luật pháp của quốc gia là nguồn luật giải quyết một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, thì cả hệ thống pháp luật của quốc gia đó bao gồm văn bản pháp luật, án lệ (nếu có), tập quán pháp (nếu có) đều được áp dụng.
Điều ước quốc tê
So với nguồn luật là luật pháp của các quốc gia, tuy không phải là nguồn chủ yêu để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nhưng điều ước quốc tế là văn bản pháp lí được kí kết giữa các quốc gia, thể hiện sự cam kết của các quốc gia nên các quốc gia phải tôn trọng cam kết này. Vì vậy, điều ước quốc tế luôn được áp dụng khi “điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hệi chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định vẽ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng”1.
Bên cạnh đó, tính tối cao của diều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên còn được ghi nhận là nguồn có giá trị cao hơn so với pháp luật quốc gia trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Cụ thể, khoản 2, Điều 665 quy định: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hệi chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Phần này và luật khác về pháp luật áp dụng đối vối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng”.
Tập quán quốc tế
Bến cạnh hệ thống pháp luật của quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế cũng là một loại nguồn của TPQT. Tập quán quốc tế được áp dụng dể giải quyết quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài khi các bên tham gia quan hệ lựa chọn tập quán quốc tế làm nguồn luật điều chỉnh quan hệ giữa họ. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc lựa chọn này muốn thành hiện thực thì phải đáp ứng điều kiện là điều ước quốc tế hoặc pháp luật Việt Nam có quy định cho phép các bên có quyền lựa chọn pháp luật áp dụng hay không, nếu có thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
Như vậy, TPQT là một ngành luật điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Nguồn luật chủ yếu của TPQT là hệ thống pháp luật của các quốc gia, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Bên cạnh những đặc điổm đặc thù về những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, về nguồn luật áp dụng, TPQT còn có ba vấn đề riêng rất đặc trưng của mình, đó là: vấn để về chọn luật áp dụng, vấn de VC thẩm quyền của toà án quốc gia và vấn dề về công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của toà án nước ngoài, trọng tài nước ngoài.
2. Thẩm quyền của toà án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
2.1 Khái niệm
Khi một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được khởi kiện hay được yêu cầu giải quyết tại Toà án của một quốc gia thì dưới góc độ khoa học TPQT, có hai vấn để Toà án cần giải quyết.
Thứ nhất, xác định vụ việc có thuộc thẩm quyền của Toà án quốc gia mình hay không?
Thứ hai, xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng nhằm giải quyết vụ việc dân sự có yêu tố nước ngoài đó. Việc xác định thẩm quyền của Toà án quốc gia là cần thiết vì khi một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh có thể làm phát sinh tình trạng toà án của hai hay nhiều nước có liên quan đến vụ việc đó đều có thể có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, cùng một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì không thể được giải quyết đồng thời bởi toà án của hai hay nhiều quốc gia khác nhau vì việc áp dụng nguồn luật khác nhau trong giải quyết vụ việc trên thường dẫn đốn nội dung bản án là khác nhau.
Ví dụ: Năm 2001, bà LH là công dân Việt Nam, cư trú tại TP. Hồ Chí Minh kết hôn với ông TL, định cư tại Mĩ. Sau một thời gian chung sống, hai vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, do đó năm 2006, bà LH yêu cầu Toà án nhân dân TP. Hổ Chí Minh giải quyết vụ án li hôn và yêu cầu được nuôi con gái là PL. Phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, năm 2007, Toà án nhân dân TP. Hổ Chí Minh đã giải quyết vụ án li hôn trên và trao quyền nuôi con cho bà LH. Sau khi bản án trên đâ có hiệu lực, năm 2008, LH cùng con gái sang Mĩ thì bị Bộ An ninh nội địa của Mĩ bắt giữ vì tội bắt cóc con đẻ của mình. Lí do là năm 2006, TL đã khởi kiện vụ án li hôn trên tại Toà án của Mĩ. Phù hợp với pháp luật của Mĩ, Toà án gia đình bang New York đã thụ lí và năm 2006 ra quyết định tạm thời trao quyền giám hệ bé PL cho người cha là TL.
Bên cạnh đó, có những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài mà các đương sự đều là người nước ngoài, ví dụ vụ án li hôn giữa hai người nước ngoài hoặc vụ việc có những yếu tố gắn bó chặt chẽ đến quyền tài phán của quốc gia nước ngoài thì câu hỏi đặt ra là Toà án của quốc gia sở tại có thẩm quyền hay không? Pháp luật của các nước đều quy định cụ thế các căn cứ xác định thẩm quyền của Toà án nước mình đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, một số điều ước quốc tế cũng được kí kết nhằm quy định các căn cứ xác định thẩm quyền của Toà án các nước thành viên dối với các vụ việc dân sự có yếu tổ nước ngoài. Bên cạnh các quy định về thẩm quyền chung, pháp luật các nước còn quy định cac vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền riêng biệt của Toà án nước mình. Đối với các vụ việc này, nếu nguyên đơn khởi kiện tại Toà án nước ngoài thì bản án của Toà án nước ngoài đó sẽ bị từ chối công nhận và cho thi hành tại nước sở tại. Như vậy, không phải tất cả các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đều thuộc thẩm quyền của Toà án quốc gia.
Các phân tích trên cho thấy, khi một vụ việc dân sự được đưa ra Toà án của một quốc gia thì vấn đề đầu tiên là Toà án phải xác định xem vụ việc đó có thuộc thẩm quyến của Toà án quốc gia mình hay không dựa vào các căn cứ xác định thẩm quyền được quy định trong pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế, nếu có. Xác định đúng thẩm quyến của Toà án trong trường hợp này không chỉ có ý nghĩa bảo vộ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự và đảm bảo khả năng thi hành án mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, thúc đẩy sự phát triển bền vững các quan hệ quốc tế. Sau khi đã xác định được vụ việc đó thuộc thẩm quyền của Toà án nước mình thì Toà án nhận đơn kiện mới xem xét tiếp vụ việc đó có thuộc thẩm quyền của mình hay không (thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp, thẩm quyền theo lãnh thể...). Việc xác định này chỉ căn cứ vào pháp luật quốc gia.
Do Toà án của hai hay nhiều quốc gia đều có thể có thẩm quyền đối với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể nên có thể dẫn đến hiện tượng xung đột thẩm quyền. Trong khoa học TPQT, xung đột thẩm quyền là thuật ngữ được sử dụng nhằm chỉ hiện tượng Toà án của hai hay nhiều nước khác nhau đều có thẩm quyền đối với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể. Xung đột thẩm quyền có thể được giải quyết bằng cách kí kết các điều ước quốc tế, trong đó một mặt thống nhất quy định các căn cứ cho việc xác định thấm quyền của Toà án các nước thành viên, một mặt quy định nguyên tâc giải quyết xung đột thẩm quyền, ván đề này cũng được giải quyết trong pháp luật tố tụng của quốc gia.
2.2 Thẩm quyền của Toà án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Thẩm quyền chung
Khoản 1, Diều 469 BLTTDS nàm 2015 đã liột kê các trường hợp Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, bao gồm:
- Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
- Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng dại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
- Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
- Vụ việc li hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
- Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ dó là tài sản trên Lãnh thổViệt Nam hoặc công việc được thực hiện trên Lãnh thổViột Nam;
- Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có hên quan dến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tồ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Viột Nam.
Tuy nhiên, trong những trường hợp sau đây Toà án Việt Nam có thể không có thẩm quyền đối với các vụ việc dần sự có yếu tố nước ngoài mậc dù các vụ việc này được liột kê tại khoản 1, Điều 469 BLTTDS năm 2015: (i) Vụ án dân sự có sự tham gia của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc các quyến ưu đãi, miễn trừ lãnh sự1; (ii) Vụ án dân sự có sự tham gia của Nhà nước nước ngoài; (iii) Tranh chấp đã được các bên thoả thuận đưa ra trọng tài giải quyết; (iv) Vụ án đã được các bên thoả thuận giải quyết tại Toà án nước ngoài; (v) Vụ việc dân sự đã được Toà án nước ngoài giải quyết hoặc đã thụ lí trước khi Toà án Việt Nam thụ là.
Thẩm quyền riêng biệt
Theo Điều 470 BLTTDS năm 2015, những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Toà án Việt Nam:
- Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;
- Vụ án li hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
- Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Toà án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà CHXHÊN Việt Nam là thành viền và các bên đồng ý lựa chọn Toà án Việt Nam.
Đối với các vụ án trên, nếu Toà án nước ngoài thụ lí giải quyết thì bản án, quyết định của Toà án nước ngoài vế vụ án dó sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam1. Ngoài ra, khoản 2, Điều 470 BLTTDS năm 2015 còn quy định những việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Toà án Việt Nam.
3. Pháp luật áp dụng trong điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (giải quyết xung đột pháp luật)
3.1 Khái niệm
Khi quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh thường làm phát sinh hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều quốc gia có liên quan đốn quan hệ đó đều có thể được áp dụng. Trong khoa học TPQT hiện tượng đó được gọi là hiện tượng xung đột pháp luật. Hiện tượng xung đột pháp luật phát sinh từ các nguyên nhân:
Thứ nhất, xuất phát từ tính chất đặc thù của các quan hệ xã hội do TPQT điều chỉnh là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, các quan hệ này thường liên quan dến ít nhất là hai quốc gia, do dó thường làm phát sinh tình trạng pháp luật của các nước liên quan dều có thể được áp dụng và làm nảy sinh ván đề chọn pháp luật của một nước cụ thể để áp dụng. Điều này có thể được giải thích bởi ba lí do sau: (i) Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quổc gia và từ đó là sự bình đẳng giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia. chủ quyền của quốc gia được thể hiện trên rất nhiều phương diện, trong đó có lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vì vậy, các hệ thống pháp luật của các quốc gia đều có thể được áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự có liên quan đốn các quốc gia đó; (ii) Xuất phát từ chủ quyền quốc gia, các quốc gia đều cố gắng trong khả năng có thể, áp dụng pháp luật của nước mình nhằm bảo vệ quyền lợi cho công dán, tổ chức của nước mình trong các mối quan hệ có công dân, tổ chức nước mình tham gia; (iii) Các nhà nước thường chỉ thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Đối với quan hệ dân sự không có yêu tố nước ngoài tham gia, xuất phát từ chủ quyền quốc gia, pháp luật của quốc gia luôn được áp dụng. Đối với các quan hệ hình sự, hành chính, tố tụng... là các quan hệ mang tính lãnh thể, các nhà nước không thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài trong các quan hệ trên, do đó không thừa nhận hiện tượng xung dột pháp luật. Như vậy, xung đột pháp luật thường chỉ được thừa nhận trong điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thứ hai, có sự quy định khác nhau trong pháp luật các nước khi điều chỉnh một quan hệ dân sự cụ thể. Nếu giả định pháp luật các nước quy định giống nhau khi giải quyết các quan hệ dân sự cụ thể thì hiện tượng xung đột pháp luật sẽ không xảy ra vì trong trường hợp này việc áp dụng pháp luật nước nào cũng mang lại kết quả như nhau, do đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ không cần lựa chọn pháp luật áp dụng.
Xung đột pháp luật được giải quyết bằng hai phương pháp chủ yếu: (i) Xây dựng và áp dụng quy phạm thực chất, là quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, các quy phạm này thường quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ (phương pháp thực chất). Khi giải quyết một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể, nếu có quy phạm thực chất điều chỉnh, có thể căn cứ ngay vào nội dung quy phạm thực chất đó để giải quyết mà không cần phải chọn pháp luật áp dụng; (ii) Xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột (phương pháp xung đột). Khi không có quy phạm thực chất điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành chọn pháp luật áp dụng trôn cơ sở chỉ dẫn của quy phạm xung đột. Quy phạm xung dột là quy phạm pháp luật đặc thù của TPQT, không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự mà chỉ quy định nguyên tắc xác định hệ thống pháp luật cần áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Ví dụ, quy phạm xung đột tại khoản 1, Điều 683 BLDS năm 2015 quy định: “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thoả thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thoả thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng”. Đây là một quy phạm pháp luật xung đột. Quy phạm pháp luật này không cho biết các bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ gì đối với nhau nhưng cho chúng ta biết pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng sẽ được áp dụng nhằm điều chỉnh hợp đồng nếu các bên không thoả thuận chọn luật áp dụng. Các quốc gia ban hành quy phạm pháp luật xung đột nhằm hướng dẫn lựa chọn pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
3.2 Xác định pháp luật áp dụng trong điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
Về nguyên tắc, khi giải quyết các vụ việc dân sự dù có hay không có yếu tố nước ngoài thì Toà án luôn áp dụng pháp luật tố tụng của nước mình theo nguyên tắc Luật Toà án (Lex Fori). Còn đổi với pháp luật nội dung, Toà án có thể áp dụng pháp luật nước mình hoặc pháp luật nước ngoài hoặc điếu ước quốc tế, tập quán quốc tế phụ thuộc vào sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột hoặc sự thoả thuận của các bên. Do đó, mục này chỉ phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về xác định pháp luật áp dụng nhằm điếu chỉnh nội dung các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Xác định nàng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Khi một cá nhân tham gia vào một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của cá nhân dó có thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch và pháp luật của nước ngoài có liên quan. Trong trường hợp này, câu hỏi đặt ra là pháp luật của nước nào sẽ được áp dụng nhằm xác định năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của cá nhân đó. Tại Việt Nam, việc xác định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân, bao gồm người nước ngoài và công dân Việt Nam trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, xác định một người bị hạn chế hay bị mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại các Điều 673, 674, 675 BLDS năm 2015. Theo đó, pháp luật của nước mà cá nhân mang quốc tịch sẽ được áp dụng trong các mối quan hệ trên. Tuy nhiên, nếu người nước ngoài cư trú tại Việt Nam hoặc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng. Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam, xác định tại Việt Nam một cá nhân mất tích hoặc chết sẽ phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Đối với người không quốc tịch hoặc người có từ hai quốc tịch trở lên, việc xác định pháp luật áp dụng phải tuân theo nguyên tắc được quy định trong Điếu 672 BLDS năm 2015.
Quan hệ sờ hữu có yếu tố nước ngoài
Khoản 1, Điều 678 BLDS năm 2015 quy định: "Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyến khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản...”. Theo quy định trôn, các vấn đề pháp lí liên quan đến xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản, bao gồm động sản và bất động sản đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước nơi có tài sản. Đây là nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật được thừa nhận rộng rãi tại các nước, đặc biệt đối với bất dộng sản. Tuy nhiên, không phải tất cả các quan hệ sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài đều chịu sự điều chỉnh của luật nơi có tài sản. Tại Viột Nam, luật nơi có tài sản không được áp dụng trong các quan hệ sở hữu sau: (i) Đối với tàu bay và tàu biển (được điều chỉnh bởi pháp luật nơi đăng kí tàu bay và pháp luật của nước mà tàu biên treo cờ theo quy định tại Điều 3 Bộ luật Hàng hải năm 2015, Điều 4 Luật Hàng không dân dụng năm 2006); (ii) Đối với tài sản có trên tàu biển (được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà tàu biển treo cờ theo quy định tại Điều 3 Bộ luật Hàng hải năm 2015); (iii) Đối với dộng sản đang trên đường vận chuyển (được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu không có thoả thuận khác theo khoản 2, Điều 766 BLDS năm 2015); (iv) Đối với tài sản là đối tượng của quyền sở hữu trí tuộ (được điếu chỉnh bởi pháp luật của nước nơi đổi tượng sở hữu trí tuệ được bảo hệ).
Hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Nguyên tắc chung được thừa nhận rộng rãi tại các nước, trong đó có Việt Nam là cho phép các bên trong quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài quyền chọn pháp luật áp dụng nhằm điều chỉnh hợp đồng giữa họ. Nguồn luật được chọn có thể là pháp luật quốc gia của một trong các bên hoặc pháp luật của một quốc gia bất kì, diếu ước quốc tế có chứa đựng các quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh quan hệ hựp đồng, tập quán quốc tế. Tại Việt Nam, quyền chọn luật của các bên trong hợp đồng được quy dịnh tại các khoản 2, Điều 664; khoản 1, Điều 678; khoản 1, Điều 683 BLDS năm 2015; khoản 2, Điều 5 LTM năm 2005; Điều 4 Bộ luật Hàng hải năm 2005...
Trong trường hợp các bên trong hợp đồng dần sự có yếu tố nước ngoài khỏng chọn luật áp dụng cho quan hệ giữa họ, hoặc có chọn luật nhưng việc chọn luật không có giá trị pháp lí thì theo pháp luật Viột Nam, pháp luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhẩt với hợp đồng sẽ được áp dụng. Bên cạnh việc ghi nhận nguyên tắc chung, Điều 683 BLDS năm 2015 đã liệt kề các hệ thống pháp luật được xem là có mối quan hệ gắn bó nhẫt với hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hửu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuc bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước nơi có bất động sản... Bên cạnh quy định của BLDS, Điều 3 Bộ luật Hàng hải năm 2015 quy định trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng cho thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lí thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch, quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá thì áp dụng pháp luật của quốc gia nơi hàng hoá được trả theo hợp đồng.
Về hình thức của hợp đồng, theo quy định tại khoản 7, Điều 683 BLDS năm 2015, hình thức của hợp đồng có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Điều đó có nghĩa là pháp luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng cũng được áp dụng nhằm xác định hình thức của hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đông hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.
Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Tại Việt Nam, việc xác định pháp luật áp dụng điều chỉnh quan hệ bổi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong Điều 687 BLDS năm 2015 và một sổ văn bản quy phạm pháp luật khác như tại Điều 4 Luật Hàng không dân dụng năm 2006, Điều 3 Bộ luật Hàng hải năm 2005. Theo Điều 687 BLDS năm 2015, các bên được thoả thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trường hợp không có thoả thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng. Tuy nhiên, trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực hàng không dân dụng chịu sự diếu chỉnh của Luật Hàng không dân dụng năm 2006.
Trong quan hệ thừa kế
Thừa kế theo pháp luật
Theo Điều 680 BLDS năm 2015, thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết. Tuy nhiên, việc thực hiện quyên thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Thừa kế theo di chúc
Đối với thừa kế theo di chúc, xung đột pháp luật thường xảy ra trong các quan hệ về hình thức của di chúc; về năng lực lập, huỷ bỏ di chúc. Giải quyết vấn để này, Điều 681 BLDS năm 2015 quy định năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc huý bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây: (i) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điổm người lập di chúc chết; (ii) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; (iii) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Đối với việc kết hôn
Vẽ điều kiện kết hôn: Theo khoản 1, Điều 126 Luật HN&GĐ năm 2014, trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 của Việt Nam về điều kiện kết hôn. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam, trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân thủ Luật HN&GĐ năm 2014 về diều kiện kết hôn.
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn. Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của sự vi phạm đó đã được khắc phục hoặc công nhận việc kết hôn đó là có lợi cho việc bảo vộ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì hôn nhân đó cũng được công nhận tại Việt Nam.
Về hình thức kết hôn: Việc kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải được đăng kí và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài) thực hiện theo nghi thức được pháp luật Việt Nam quy định, mọi hình thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lí.
Đối với việc li hôn
Theo quy định tại Điều 127 Luật HN&GĐ năm 2014 của Việt Nam, việc li hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 của Việt Nam. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu li hỏn thì việc li hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chổng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi li hôn sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. Việc li hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài được giải quyết ở nước ngoài và theo pháp luật nước ngoài thì cũng được công nhận tại Việt Nam.
Trong quan hệ hàng hải quốc tế
Theo Điều 3 Bộ luật Hàng hải năm 2005, pháp luật của nước mà tàu biển mang cờ quốc tịch sẽ được áp dụng để điều chỉnh các mối quan hệ sau: (i) Quan hệ pháp luật hên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển; (ii) Hợp đồng cho thuê tàu biển; (iii) Hợp đồng thuê thuyền viên; (iv) Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lí; (v) Phân chia tiến công cứu hệ giữa chủ tàu cứu hệ và thuyền bộ của tàu cứu hệ; (vi) Trục vớt tài sản chìm đắm ở biển cả; (vii) Các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở biến cả. Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở biển cả hoặc trong nội thuỷ, lãnh hải của quốc gia khác giữa các tàu biển có cùng quốc tịch. Quan hệ pháp luật liên quan dến hợp đồng vận chuyển hàng hoá thì áp dụng pháp luật của quốc gia nơi hàng hoá được trả theo hợp đồng.
4. Áp dụng pháp luật nước ngoài trong điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Xuất phát từ chủ quyển quốc gia, việc thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài hay không, áp dụng pháp luật nước ngoài nhằm điểu chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể nào hoàn toàn thuộc chủ quyền của các quốc gia. Trong quan hệ quốc tế hiện nay, với mục đích tăng cường, củng cố và thúc đẩy sự phát triển bển vững các mối quan hệ quốc tế thì hầu hết các nước đều thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài. Với việc xây dựng và thừa nhận áp dụng các quy phạm xung đột, các quốc gia đã thừa nhận khả năng có thể áp dụng pháp luật nước ngoài nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Vì không phải trong mọi trường hợp quy phạm xung đột đểu dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật quốc gia có Toà án mà nhiểu trường hợp quy phạm xung dột có thể dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
Ví dụ: Một nữ công dân Việt Nam kết hôn với một nam công dân mang quốc tịch Úc tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Theo quy định tại Điều 126 Luật HN&GĐ năm 2014 Việt Nam, trong trường hợp này công dân Úc phải tuân thủ các quy định trong pháp luật của ức về điều kiện kết hôn, đồng thời phải tuân theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 của Việt Nam về điều kiện kết hôn. Như vậy, để có thể tiến hành đăng kí kết hôn, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cẩn áp dụng pháp luật của Úc để xem xét về điều kiện kết hôn của công dân ức.
Tại Việt Nam, vấn để áp dụng pháp luật nước ngoài được quy định trong Điều 667 BLDS năm 2015, Điều 670 BLTTDS năm 2015, Điều 5 LTM, Điều 4 Bộ luật Hàng hải năm 2015, Điều 122 Luật HN&GĐ năm 2014, Điều 4 Luật Đầu tư và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo đó, pháp luật nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng trong trường hợp các văn bản pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đốn việc áp dụng pháp luật nước ngoài. Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuận trong hợp đồng. Trong các trường hợp trôn, pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Nam, nếu trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài và áp dụng pháp luật Việt Nam. Khi pháp luật nước ngoài được áp dụng, việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước có hệ thống pháp luật đó. Điều này nhằm đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật nước ngoài được chính xác, khách quan.