Bài tập SGK Lịch Sử 6 Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử.
-
Bài tập 1 trang 7 SGK Lịch sử 6
Tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 so với năm nay.
-
Bài tập 2 trang 7 SGK Lịch sử 6
Theo em, vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch?
-
Bài tập 1.1 trang 6 SBT Lịch Sử 6
Phải xác định thời gian để biết và dựng lại lịch sử quá khứ vì
A. các sự kiện đều xảy ra vào những thời gian khác nhau.
B. cần xác định niên đại của các cổ vật trong nghiên cứu lịch sử.
C. muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian.
D. mọi sự vật đều có quá trình hình thành, phát triển và suy vong theo thời gian.
-
Bài tập 1.2 trang 6 SBT Lịch Sử 6
Con người sáng tạo ra cách tính thời gian là nhờ
A. trí thông minh của một số người nào đó.
B. qua quan sát, con người thấy các hiện tượng ngày, đêm, mùa nóng, mùa lạnh,... luôn lặp lại theo chu kì và có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng,
C. dựa vào chu kì quay của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời.
-
Bài tập 1.3 trang 6 SBT Lịch Sử 6
Theo em, âm lịch là loại lịch
A. dựa theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
B. dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
C. dựa theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. dựa theo chu kì quay của Trái Đất quanh trục của nó.
-
Bài tập 1.4 trang 6 SBT Lịch Sử 6
Trên các tờ lịch của chúng ta đều có ghi cả âm lịch và dương lịch vì
A. cả âm lịch và dương lịch đều chính xác như nhau.
B. ở nước ta vẫn dùng hai loại lịch âm và lịch dương song song với nhau.
C. âm lịch là theo phương Đông, còn dương lịch là theo phương Tây.
D. nước ta đã dùng dương lịch theo lịch chung của thế giới, nhưng trong nhân dân vẫn dùng âm lịch theo truyền thống.
-
Bài tập 2.1 trang 6 SBT Lịch Sử 6
Các sự kiện sau đây được ghi theo âm lịch hay dương lịch ?
1. Ngày 2-1 năm Mậu Tuất: khởi nghĩa Lam Sơn - ghi theo âm lịch.
2. Ngày 2-9-1945 : ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập - ghi theo dương lịch.
3. Ngày 5-1 năm Kỉ Dậu : chiến thắng Đống Đa - ghi theo dương lịch.
4. Tháng 2 năm Canh Tí: khởi nghĩa Hai Bà Trưng - ghi theo âm lịch.
-
Bài tập 2.2 trang 7 SBT Lịch Sử 6
Cách tính thời gian như sau là đúng hay sai ?
1. Năm 40 cách ngày nay 2050 năm.
2. Năm 179 TCN cách ngày nay 2192 năm.
3. Thiên niên kỉ I TCN cách ngày nay 1011 năm.
4. Thế kỉ XV cách ngày nay 512 năm.
-
Bài tập 3 trang 7 SBT Lịch Sử 6
Hãy điền con số chính xác vào chỗ trống (....) trong các câu sau.
1. Khởi nghĩa Lý Bí nổ ra năm 542, cách ngày nay............ năm.
2. Khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra năm 248, cách ngày nay............. năm.
3. Năm 1418 là năm thuộc thế kỉ........
4. Năm 1750 TCN là năm thuộc thế kỉ.........
5. Năm 728 TCN là năm thuộc thiên niên kỉ.......
6. Năm 2009 là năm thuộc thiên niên kỉ..........
-
Bài tập 4 trang 7 SBT Lịch Sử 6
Theo em, âm lịch và dương lịch khác nhau ờ những điểm nào ?
-
Bài tập 5 trang 7 SBT Lịch Sử 6
Hãy vẽ trục thời gian thể hiện các sự kiện lịch sử quan trọng dưới đây theo trình tự thời gian diễn ra.
- Năm 179 TCN - nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm.
- Năm 40 - khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Năm 938 - chiến thắng Bạch Đằng.
- Năm 1010 - Chiếu dời đô.
- Năm 1930 - thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam