Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 2: Cách mạng xã hội chủ nghĩa sau đây để tìm hiểu về cách mạng xã hộl chủ nghĩa và nguyên nhân của nó, mục tiêu, động lực và nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Tóm tắt lý thuyết
1. Cách mạng xã hộl chủ nghĩa và nguyên nhân của nó
1.1 Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng vói nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản - nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
Theo nghĩa rộng cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội đung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản và tiếp theo là thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, v.v. xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thưc hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
1.2 Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng trong xã hội là do mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng có tính xã hội hóa cao, mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. C. Mác nhận định: ‘Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa... nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên”.
Biểu hiện mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế là tính tổ chức, tính kế hoạch cao trong từng doanh nghiệp ngày càng tăng với tính vô tổ chức của sản xuất toàn xã hội do sự cạnh tranh của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghía tạo ra.
Quy luật canh tranh, tính chất vô chính phủ trong sản xuất dưới chế độ tư bản chủ nghĩa dẫn tới khủng hoảng thừa, buộc một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Trong xã hội này, giai cấp công nhân sống bằng việc bán sức lao động cho nhà tư bản, do vậy khi sản xuất đình hệ, công nhân không có việc làm, họ đã đứng lên đấu tranh chông lại giai cấp tư sản. Để khắc phục tình trạng trên, giai cấp tư sản đã tổ chức ra các cácten, xanhđica, tơrớt, côngxoócxiom; nhà nước tư sản ngày càng can thiệp sâu vào kinh tế bằng việc quốc hữu hóa một số ngành khi gặp khó khăn, tư hữu hóa khi thuận lợi,... Tuy nhiên, mọi biện pháp đó đều không the giải quyết được căn bản vấn đề khủng hoảng ữong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Sự phù hợp thực sự với tính chất ngày càng xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất chỉ có thể là sự thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan hệ sản xuất mới thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không tự diễn ra mà phải là kết quả giác ngộ của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Giai cấp công nhân trên cơ sở tiếp nhận lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, tự mình tổ chức ra chính đảng cách mạng, tiến hành tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân đứng lên thực hiện lật đổ chế độ xã hội cũ, chế đô áp bức bóc lột để xây dựng xã hội mới. Khi nói về điều kiện nổ ra của cách mạng xã hội chủ nghĩa, V.I. Lênin đã viết: “Khi những đại biểu tiên tiến của giai cấp đó (giai cấp công nhân - T.G) đã thấm nhuần được những tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng về vai trò lịch sử của công nhân Nga, khi các tư tưỏng đó đã được phổ biến rộng rãi và khi mà trong hàng ngũ công nhân đã lập ra được các tổ chức vững chắc có thể biến cuộc chiến tranh kinh tế phân tán hiện nay của công nhân thành một cuộc đấu tranh giai cấp tự giác, thì lúc đó người công nhân nga, đứng đầu tất cả các phần tử dân chủ, sẽ đạp đổ được chế độ chuyên chế và đưa giai cấp vô sản nga sát cánh với giai cấp vô sản trong tất cả các nước, thông qua con đường trực tiếp đấu tranh chính trị công khai, tiến tới cách mạng cộng sản chủ nghĩa thắng lợt.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra, nhưng có giành được thắng lợi hay không phải có thời cơ cách mạng. Thời cơ cách mạng là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố bên trong và bên ngoài. Bên trong mỗi quốc gia, cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể giành được thắng lợi khi giai cấp thống trị đã suy yếu tới tột độ, chứng xâu xé lẫn nhau, khi mà giai cấp lãnh đạo cách mạng đã trưởng thành và đã đủ sức lãnh đạo cách mạng, đưa cách mạng đi đến thắng lợi, khi mà tầng lớp trung gian đã giác ngộ cách mạng, đã sẵn sàng hy sinh cho cách mạng. Điều kiện bên ngoài là phong trào cách mạng được sự đồng tình của giai cấp công nhân và những lực lượng tiến bộ trên thế giới. Họ kiên quyết đấu tranh chống lại những âm mưu xâm lược, can thiệp của những lực lượng phản động quốc tế.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra do nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa cao với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản, cho nên chừng nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn được duy trì thì nguyên nhân của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại, và do đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn là một tất yếu khách quan của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại. Giai đoạn hiện nay, phong trào công nhân đang gặp những khó khán rất lớn, do vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa chưa có điều kiện nổ ra.
2. Mục tiêu, động lực và nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa
2.1 Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Giải phóng xã hội, giải phóng con người là mục tiêu của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cho nên có thể nói, chủ nghĩa xã hội mang tính nhân văn sâu sắc. Chủ nghĩa xã hội không chỉ dừng lại ỏ ý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con người mà phải từng bước hiện thực hóa qua thực tiễn sự nghiệp giải phóng con người khỏi chế độ áp bức, bóc lột giữa người với người và tiến tới thực hiện mục tiêu cao cả nhất: “biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do”, tạo nên một thể liên hiệp “trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.
Mục tiêu cao cả nhất đó phải được hiện thực hóa qua từng chặng đường, từng bước đi, thông qua quá trình lao động đầy nhiệt huyết và sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động, bằng công tác tổ chức xã hội một cách khoa học trên tất cả các lĩnh vực, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân phải đoàn kết với những người lao động khác thực hiện lật đổ chính quyền của giai cấp thông trị, áp bức, bóc lột; “phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc”. Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động vào công cuộc tổ chức một xã hội mới về mọi mặt, thực hiện xóa bỏ tình trạng người bóc lột người để không còn tình trạng dân tộc này áp bức, bóc lột dân tộc khác. Đẽn giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản, khi đó không còn giai cấp, không còn nhà nước, giai cấp vô sản tự xóa bỏ mình với tư cách là giai cấp thống trị.
2.2 Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa
“Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước đến nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số”.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục đích giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động ra khỏi tình hạng bị áp bức bóc lột, đưa lại cuộc sông ấm no, hanh phúc cho họ, do vậy thu hút được sự tham gia của quần chúng nhân dân lao động trong suốt quá trình cách mạng.
Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh dạo, vừa là động lực chủ yếu trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp, do vậy ngày càng tăng lên về số lượng, nâng cao về chất lượng trong xã hội hiện đại. Giai cấp công nhân là lực lượng lao động chủ yếu tạo nên sự giàu có trong xã hội hiện đại, là lực lượng xã hội đi đầu trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và trong công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghía xã hội. Vì vậy có thể khăng định: giai cấp công nhân là lực lượng hàng đầu bảo đảm cho sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp nảy trở thảnh một động lực to lớn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Một xã hội mà nông dân còn là lực lượng đông đảo thì trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giai cấp công nhân chỉ có thể giành được thăng lợi khi lôi kéo được giai cấp nông dân đi theo mình.
Khi nói về vai trò của giai cấp nông dân trong cuộc đấu tranh giành chính quyền của giai cấp công nhân, C.Mác đã chỉ ra, nếu giai cấp công nhân không thực hiện được bài đồng ca cách mạng với giai cấp nông dân thì bài đơn ca của giai cấp công nhân sẽ trở thành “bài ai điếu”.
Trong quá ưình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng vậy, giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình, khi đại đa số giai cấp nông dân đi theo giai cấp công nhân. Đứng về phương diện kinh tế, giai cấp nông dân là một lực lượng lao động quan trọng ữong xã hội. Đứng về phương diện chính trị - xã hội, giai cấp nông dân là một lực lượng cơ bản tham gia bảo vệ chính quyền nhà nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, “nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khổì liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân”. Trên cơ sở khôi liên minh công - nông vững chắc mới có thể tạo ra được sức manh của khối đoàn kết rộng rãi các lực lượng tiến bộ trong các tầng lớp nhân dân lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
2.3 Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
- Trên Iĩnh vực chính trị: Nội dung trước tiên của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động; đưa những người lao động từ địa vị nồ lệ làm thuê lên địa vị làm chủ xã hội. Bước tiếp theo là tiếp tục phát triển sâu rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Thực chất của quá trình đó là ngày càng thu hút đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia vào công việc quản lý xã hội, quản lý nhà nước. V.I. Lênin đã luôn luôn quan tâm tới việc thu hút quần chúng nhân dân lao động Nga tham gia vào những công việc của Chính quyền Xôviết ở Nga lúc đó. V.I. Lênin cho rằng: “Các xôviết công nhân và nồng dân là một kiểu mới về nhà nước, một kiều mới và. cao nhất về dân chủ... lần đầu tiên, ở đây, chế độ dân chủ phục vụ quần chúng, phục vụ những người lao động...”.
Để nâng cao hiệu quả trong việc tập hợp, tổ chức nhân dân tham gia vào các công việc của nhà nước xã hội chủ nghĩa, đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thường xuyên chăm lo nâng cao kiến thức về mọi mặt cho người dân, đặc biệt là văn hóa chính trị. Bên canh đó, đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa còn phải quan tâm tới việc xây dựng hệ thông pháp luật, hoàn thiện cơ chế, có những biện pháp để nhân dân lao động tham gia hoạt động quản lý xã hội, quản lý nhà nước.
- Trên lĩnh vực kinh tế: Những cuộc cách mạng trước đây, về thực chất chỉ là cuộc cách mạng chính trị, bởi vì, về căn bản, nó được kết thúc bằng việc lật đổ ách thống trị của giai cấp này, thay thế bằng sự thông trị của giai cấp khác. Cách mạng xã hội chủ nghĩa về thực chất là có tính chất kinh tế. Việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động mới chỉ là bước đầu. Nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa phải là phát ữiển kinh tế, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế trước hết là phải thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đôi với tư liệu sản xuất chủ yếu, thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuât bằng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa với những hình thức thích hợp; thực hiện những biện pháp cần thiết gắn người lao động với tư liệu sản xuất. Theo C. Mác và Ph .Ăngghen, “Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thông trị chính trị của minh để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước... để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất”.
Cùng với cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tìm mọi cách phát triển lực lượng sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, trên cơ sở đó, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.
Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phôi theo lao động, do vậy, năng suất lao động, hiệu quả công việc là thước đo đánh giá hiệu quả của mỗi người đóng góp cho xã hội.
- Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa: Trong những xã hội áp bức bóc lột trước đây, giai cấp thống trị nắm quyền lực về kinh tế, cũng đồng thời nắm luôn công cụ thống trị về mặt tinh thần. Dưới chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân cùng quần chúng nhân dân lao động đã trở thành những người làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội, do vậy, họ cũng là những người sáng tạo ra những giá trị tính thần.
Trong điều kiện xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hóa, tinh thần của xã hội.
Trên cơ s kế thừa một cách có chọn lọc và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến của thời đại, cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩrih vực tư tưởng - văn hóa thực hiện việc giải phóng những người lao động về mặt tình thần thông qua xây dựng từng bước thế giới quan và nhân sinh quan mới cho người lao động, hình thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, giàu lòng yêu nước, có bản lĩnh chính trị, nhân văn, nhân đạo, có hiểu biết, có khả năng giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
Như vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, có quan hệ gắn kết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình cải biến toàn diện xã hội cũ thành xã hội mới, trong đó kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng mà xây dựng là chủ yếu.
2.4 Lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin
Sống trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, khi giai cấp tư sản đã trở thành lực lượng phản động trên thế giới, giai cấp công nhân đã trưởng thành ở nhiều nước, V.I. Lênin đã khẳng định, những nước lạc hậu về kinh tế, chủ nghĩa tư bản còn ở trình độ kém, hoặc trung bình, giai cấp công nhân phải thực hiện cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, sau đó đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, không dừng ở chế độ tư bản chủ nghĩa. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, V.I. Lênin còn cho rằng, những nước thuộc địa, sau khi được giải phóng do giai cấp công nhân lãnh đạo với sự giúp đỡ của những nước tiên tiên có thể quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội của những nước này sẽ gặp nhiều khó khăn và là một quá trình lâu dài, phức tạp.
3. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
Ở những nước khi mà giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác còn là lực lượng đông đảo trong xã hội thì cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể giành được thắng lợi nếu giai cấp công nhân thực hiện được sự liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác nhằm tạo nân khôi đại đoàn kết của lực lượng cách mạng, trong đó nòng cốt là liên minh công - nồng.
3.1 Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác ưong cách mạng xã hội chủ nghĩa
Tính tất yếu của liên irdnh giữa giai cấp công nhân với giai câp nông dàn và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Khi tổng kết kinh nghiệm thực tiễn lịch sử, trong tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp, c. Mác đã chỉ ra rằng: "Công nhân Pháp khổng thể tiến lên được một bước nào và cũng không thể đụng đến một sợi tóc của chế độ tư sản, trước khi đông đảo nhân dân nằm giữa giai cấp vô sản và giai cáp tư sản, tức là nông dân và giai cấp tiểu tư sản, nổi dậy chốing chế độ tư sản”.
V.I. Lênin đã vận dụng và phát triển lý luận liên minh công - nông của C. Mác và Ph. Ăngghen vào thực tiễn Cách mạng Tháng Mười Nga. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, V.I. Lênin thường xuyên chủ trương và thực hiện củng cô' khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười.
Sau Cách mạng Tháng Mười, V.I. Lênin đặc biệt quan tâm tới xây dựng khôi liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác. Người chỉ rõ: “Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao động, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức)”.
V.I. Lênin cho rằng, nếu không thực hiện liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác thì giai cấp công nhân không thể giữ vững được chính quyền nhà nước. “Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khôi liên minh giữa giai cáp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước”.
Mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không phải là duy trì giai cấp và sự đối kháng giai cấp, duy trì nhà nước mà tiến lên xây dựng một xã hội không còn giai cấp, không còn nhà nước. Điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở xây dựng khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác.
Cơ sở khách quan của việc xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa có những cơ sở khách quan chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cũng như nhiều tầng lớp lao động khác đều là những người lao động, đều bị áp bức bóc lột.
Thứ hai, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế quốc dân lầ một thể thống nhất của nhiều ngành, nghề,... nhưng trong đó công nghiệp - và nông nghiệp là hai ngành sản xuất chính trong xã hội. Nếu không có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân thì hai ngành kinh tế này cũng như các ngành, nghề khác không thê phát triển được. Công nghiệp tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp và các ngành nghề khác. Nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm phục vụ cho toàn xã hội, tạo ra nông sản phục vụ cho công nghiệp. V.I. Lênin khảng định: “Công xưởng xã hội hóa sẽ cung cấp sản phẩm của mình cho nông dân và nông dân sẽ cung cấp lại lúa mì. Đó là hình thức tồn tại duy nhất có thế được của xã hội xã hội chủ nghĩa, là hình thức duy nhất đê xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Thứ ba, xét về mặt chính trị - xã hội, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác là lực lượng chính trị to lớn trong xây dựng, bảo vệ chính quyền nhà nước, trong xây dựng khôi đoàn kết dân tộc. Do vậy, giai cấp nông dân và nhiều tầng lớp lao động khác trỏ thành những người bạn “tự nhiên”, tất yếu của giai cấp công nhân.
3.2 Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Nội dung của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao dộng khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa:
Liên minh về chính trị giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền là nhằm giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, liên minh về chính trị giữa giai cáp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác là cùng nhau tham gia vào chính quyền nhà nước từ cơ sở đến trung ương, cùng nhau bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và mọi thành quả cách mạng, làm cho nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên, liên minh về chính trị giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác khổng phải là sự dung hòa lập trường tư tưởng giữa công nhân với nông dân và các tầng lớp lao động khác, mà phải trên lập trường chính trị của giai cấp công nhân.
Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dán và các tầng lớp lao động khác trở thành cơ sở vững chắc cho nhà nước xã hội chủ nghĩa, tạo thành nòng cốt trong mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện khôi liên minh rộng rãi với các tầng lớp lao động khác.
Liên minh về kinh tê'giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác là một nội dung đặc biệt quan trọng. Theo V.I. Lênin, nội dung chủ yếu của sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trong thời kỳ đâu tranh giành chính quyền là liên minh về quân sự, nhưng khi tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trọng tâm là liên minh về kinh tế.
Thực hiện liên minh về kinh tế giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải kết hợp đúng đắn lợi ích giữa hai giai cấp. Hoạt động kinh tế phải vừa bảo đảm lợi ích của nhà nước, của xã hội, đồng thời phải thường xuyên quan tâm tới lợi ích của giai cấp nông dân. Nếu kết hợp đúng đắn các lợi ích kinh tế của các giai cấp trong xã hội, thì liên minh trở thành một động lực to lớn thúc đẩy xã hội phát triển, ngược lại nó trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội.
Muốn thực hiện được sự liên minh về kinh tế giữa giai cấp công nhân với giai câp nông dân, đảng của giai cấp công nhân và nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thường xuyên quan tâm tới xây dựng một hệ thôhg chính sách phù hợp đôi với nông dân, nông nghiệp và nông thôn.
V.I. Lênin cũng cho rằng, thông qua sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân về kinh tế, từng bước đưa nông dân đi theo con đường xã hội chủ nghĩa bằng cách từng bước đưa họ vào con đường hợp tác xã với những bước đi phù hợp.
Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xôviết, V.I. Lênin không chỉ quan tâm tới xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, mà ông còn quan tâm tới xây dựng khối liên minh giữa giai cấp cồng nhân với tầng lớp trí thức. V.I. Lênin cho rằng, nếu không quan tâm tới điều đó thì không thể xây dựng được một nền sản xuất công nghiệp hiện đại và không thể đứng vững được trong cuộc đâu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Người cũng nhấn manh: “Trước sự liên minh của các đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới kỹ thuật, khổng một thế lực đen tốì nào đứng vững được”.
Nội dung tư tưởng - văn hóa của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác là một nội dung quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Điều đó được lý giải bởi các lý do sau đây:
Một là, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên một nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Những người mù chừ, những người có trình độ tư tưởng - văn hóa thấp không thể tạo ra được một xã hội như vậy. Vì vậy công nhân, nông dân và những người lao động khác phải thường xuyên học tập nâng cao trinh độ tư tưởng - văn hóa.
Hai là, chủ nghĩa xã hội với mong muốn xây dựng một xã hội nhân văn, nhân đạo, quan hệ giữa con người với con người, giữa dân tộc này với dân tộc khác là quan hệ hữu nghị, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó chỉ có thể có được trên cơ sở một nền văn hóa phát triển của nhân dân.
Ba là, chủ nghĩa xã hội tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Nhân dân muốn thực hiện được công việc quản lý của mình cần phải có trình độ tư tưởng - văn hóa, phải hiểu biết chính sách, pháp luật.
Theo V.I. Lênin, cuộc đấu tranh khắc phục những tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, trì trệ, thói quan liêu cửa quyền là một công việc khó khăn, vì “kẻ thù ở ngay trong chúng ta là chủ nghĩa tư bản vô chính phủ và việc trao đổi hàng hóa một cách vô chính phủ” - đây là kẻ thù giấu mặt, chúng ta khó nhận ra và phải trải qua một thời kỳ lâu dài, không thể thực hiện nhanh được như nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ quân sự”.
- Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng khôi liên mừih giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tâng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Muốn xây dựng được khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, cần phải bảo đảm những nguyên tắc sau đây:
- Phải bảo dảm vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhãn.
V.I. Lênin cho rằng, xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân không có nghĩa là chia quyền lãnh đạo của hai giai cấp này mà phải đi theo đường lốĩ của giai cấp công nhân. Giai câp nông dân là giai cấp gắn với phương thức sản xuất nhỏ, cục bộ, phân tán, không có hệ tư tưởng độc lập. Do đó, chỉ có đi theo hệ tư tưởng của giai cấp công nhân mới có thể tiến lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghía. V.I. Lênin khẳng định: “... chỉ có sự lãnh đạo của giai cấp vô sản mới có thể giải phóng quần chúng tiểu nông thoát khỏi chế độ nô lệ tư bản và dẫn họ tới chủ nghĩa xã hội”3.
- Phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện.
V.I. Lênin đã nhiều lần nhắc nhỏ những người cộng sản ở Nga là phải bằng những việc làm cụ thể để cho giai cấp nông dân thây rằng, đi với giai cấp vô sản có lợi hơn đi với giai cấp tư sản, từ đó họ tự nguyện đi với giai cấp công nhân. Có thực hiện trên tình thần tự nguyện thì khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân mới có thể bền vững, lâu dài.
- Kết hợp đúng đắn các lợi ích.
Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân có những lợi ích cơ bản là thống nhất, bởi vì họ đều là những người lao động, đều bị bóc lột dưới chủ nghĩa tư bản. Sự thống nhất lợi ích này tạo điều kiện thực hiện sự liên minh giữa họ. Song, giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là những chủ thc kinh tô' khác nhau. Giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất mới cộng sản chủ nghĩa. Giai cấp nông dân gắn với chế độ tư hữu nhỏ. Mà chế độ tư hữu nhỏ thì mâu thuẫn với phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Do vậy cần phải quan tâm giải quyết mâu thuẫn này, phải thường xuyên phát hiện nhừng mâu thuẫn nảy sinh và giải quyết kịp thời, phải chú ý tới những lợi ích thiết thực của nông dân. Sau nội chiến ở Nga, V.I. Lênin đã áp dụng Chính sách kinh tế mới (NEP), thay chính sách trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thuế lương thực. Nhà nước quy định nghĩa vụ đóng thuế lương thực cho nông dân. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế, người nông dân có thể tự do trao đổi phần lương thực thừa. Điều đó đã phát huy được tính tích cực của người nông dân, đã nhanh chóng đưa nước Nga thoát khỏi những khó khăn sau thời kỳ nội chiến. V.I. Lênin cho rằng: “Chúng ta phải để cho nông dân, với tư cách là người sản xuất nhỏ, có được một phạm vi tự do khá lớn. Không nâng cao kinh tế nông dân, chúng ta không thể giải quyết được tình hình lương thực”; cần phải có những nhượng bộ nhất định đối với nông dân.