Bài 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tính giá các đối tượng kế toán

Nội dung bài giảng Bài 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tính giá các đối tượng kế toán giúp các bạn nắm được về các nguyên tắc kế toán, ảnh hưởng của mức giá chung thay đổi, yêu cầu quản lý nội bộ và đơn giản hóa công tác kế toán.

Tóm tắt lý thuyết

Trong công tác kế toán, khi tính giá các đối tượng kế toán đòi hỏi phải quán triệt các nhân tố ảnh hưởng đến chúng như sau:

1. Các nguyên tắc kế toán

1.1 Trị giá (giá phí)

Theo nguyên tắc này thì mọi tài sản, hàng hóa dịch vụ mua vào đều được ghi chép theo chi phí nghĩa là ghi chép số tiền đã bỏ ra để nhận được tài sản, hàng hóa, dịch vụ ... kế toán liên quan đến việc tính toán các tài sản và chi phí cũng như những biến động của chúng. Người ta tính bằng giá được thỏa thuận chính thức trong các hoạt động kinh doanh qua lại giữa các doanh nghiệp với nhau. Sự ước lượng về tài sản, công nợ, vốn, thu nhập và chi phí phải được đặt trên cơ sở trị giá. Trị giá nêu lên giá cả được định ra trong những hoạt động kinh tế phát sinh. Khi mua tài sản vào, giá mua phản ánh “giá trị thị trường hợp lý” của chúng, nhưng với thời gian trôi qua giá trị thị trường hợp lý của những tài sản này có thể đổi thay so với giá trị gốc của nó, những sự thay đổi này thường bị bỏ qua trong kế toán và như thế tài sản được phản ánh theo giá gốc trên báo cáo tài chính. Điều này, so với việc phản ánh tài sản theo giá trị thị trường hiện hành không tốt hơn, nên khuynh hướng hiện nay là phải điều chỉnh giá trị tài sản theo giá trị thị trường khi có sự biến động.

1.2 Khách quan

Khi thực hiện các công việc kế toán phải dựa trên cơ sở những sô liệu và suy xét khách quan, nói một cách khác kế toán phải đặt cơ sở các dự kiện khách quan và các quyết định vô tư nhất, đồng thời kế toán phải ghi chép và báo cáo số liệu kê toán sao cho có thể thấm tra lại được một cách dễ dàng.

1.3 Kiên định (nhất quán)

Quá trình kế toán phải áp dụng toàn bộ nhừng khái niệm, nguyên tắc, tiêu chuẩn và phương hướng tính toán có cùng một cơ sở chung nhất từ thời điểm này sang thời điểm khác nhằm mục đích thu nhập được những số liệu tài chính có thể so sánh được, tuy nhiên khi cần thiết phải thay đổi thì phải có lý do chính đáng và phải giải thích cho những người sử dụng số liệu kế toán của doanh nghiệp biết.

1.4 Bảo thủ (thận trọng)

Nguyên tắc này là hãy chọn giải pháp nào có kết quả ít thuận lợi nhất về phần quyền lợi của chủ sở hữu, nói một cách khác nếu phải chọn một trong nhiều hướng xử lý một vấn đề kế toán thì người ta phải chọn hướng nào ít có lợi nhất cho tài sản của các doanh nghiệp.

Ví dụ: Khi kê khai trị giá tồn kho phải kê khai theo giá thông nhất ở thị trường vào sổ kế toán khi giá thị trường giảm hơn so với giá vôn, ngược lại nếu giá thị trường lên cao hơn giá vốn thì sổ kế toán cũng chỉ ghi theo giá vốn vì lợi thu được từ sự tăng lên của giá thị trường chưa thực hiện, nguyên tắc này có thể diễn tả một cách đơn giản là: "Thừa nhận tất cả các khoản lỗ nhưng không hưởng trước một khoản lãi nào”.

1.5 Giả thiết kinh doanh liên tục của doanh nghiệp

Kinh doanh liên tục là kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp không ngừng hoạt động trong tương lai gần. Khi doanh nghiệp sử dụng tài sản vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì giá của tài sản ở thị trường có thể thay đổi theo thời gian nhưng số liệu ghi chép của những tài sản này không được điều chỉnh để phản ánh theo giá thị trường trừ phi có chứng cớ mạnh mẽ cho sự thay đổi giá này. Không phản ánh sự thay đổi giá theo thị trường của tài sản vì doanh nghiệp kinh doanh liên tục sự tăng giảm giá thường xuyên nên không thể điều chỉnh sự tăng giảm này được nhưng trong trường hợp doanh nghiệp ngưng sản xuất để giải thể, để bán thì tải sản phải được phan ánh theo giá thị trường là hợp lý.

2. Ảnh hưởng của mức giá chung thay đổi

Nguyên tắc giá phí phải đòi hỏi hạch toán tài sản theo giá thực tế khi phát sinh, không được quyền đánh giá lại tài sản mà phải phản ảnh theo giá lịch sử. Tuy nhiên khi mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi (do lạm phát hoặc giảm phát) sẽ dẫn đến làm thay đổi giá cá biệt của các loại tài sản. Trong trường hợp như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải định lại giá của tất cả các loại tài sản hiện có để đánh giá lại năng lực hoạt động của mình. Thông thường việc đánh giá lại tài sản theo giá trị thị trường hiện tại (thường do lạm phát gây ra) khi có quyết định của nhà nước.

3. Yêu cầu quản lý nội bộ và đơn giản hóa công tác kế toán

Trong thực tế hoạt động của nhiều doanh nghiệp đôi khi xảy ra trường hợp có nhiều nghiệp vụ phát sinh mà không thể xác định được ngay giá thực tế của chúng tại thời điểm đó chẳng hạn như giá xuất kho vật tư, hàng hóa, giá thành của thành phẩm nhập kho...hoặc có những đối tượng kế toán mà giá thực tế luôn luôn biến động như ngoại tệ. Vì vậy để ghi chép kịp thời ngay khi chúng vừa phát sinh với mục đích là nhằm đơn giản hóa công việc kế toán cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý kịp thời các đối tượng kế toán đó, kế toán có thể sử dụng giá tạm tính (còn được gọi là giá tính trước hoặc giá hạch toán) để phản ánh những nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến những đối tượng này.

Giá tạm tính cho các đối tượng thường được xác định ngay từ đầu niên độ hoặc đầu kỳ hạch toán và ổn định trong niên độ đó hoặc trong kỳ hạch toán đó. Cuối kỳ kế toán khi tính được giá thực tế sẽ điều chỉnh lại.

Ngoài những nguyên tắc và nhân tố như nêu trên, khi tính giá các đối tượng kế toán, doanh nghiệp cần phải bảo đảm yêu cầu thống nhất tức là tuân thủ những qui định về tính giá các đối tượng do nhà nước ban hành và hướng dẫn: phải dựa vào nhửng qui định chung và những nhân tố tác động đã nêu trên để tính giá một cách tương ứng và phù hợp. Yêu cầu thống nhất có ý nghĩa quan trọng trong việc so sánh và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?