Bài giảng tìm hiểu về Định nghĩa axit, bazơ , hiđroxit lưỡng tính theo thuyết của A-rê-ni-uyt. Thế nào là Axit một nấc, axit nhiều nấc. Từ việc phân tích một số ví dụ về axit bazơ cụ thể, rút ra định nghĩa. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng: Nhận biết được một chất cụ thể là axit , bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo định nghĩa. Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối cụ thể. Tính nồng độ mol trong dung dịch chất điện li mạnh.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Axit
1.1.1. Định nghĩa
- Theo thuyết Areniut axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
- Ví dụ:
HCl → H+ + Cl-
HNO3 → H+ + NO3-
H2SO4 → H+ + HSO4-
CH3COOH \(\rightleftarrows\) H+ + CH3COO-
1.1.2. Axit nhiều nấc
- Những axit phân li nhiều nấc ra nhiều cation H+ gọi là axit nhiều nấc, những axit chỉ phân li một nấc gọi là axit một nấc.
- Ví dụ:
H3PO4 \(\rightleftarrows\) H+ + H2PO4-
H2PO4- \(\rightleftarrows\) H+ + HPO42-
HPO4- \(\rightleftarrows\) H+ + PO43-
1.2. Bazơ
- Theo thuyết Areniut bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
-
Ví dụ:
NaOH → Na+ + OH-
KOH → K+ + OH-
Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH-
1.3. Hidroxit lưỡng tính
- Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
- Ví dụ:
Zn(OH)2 \(\rightleftarrows\) Zn2+ + 2OH-
Zn(OH)2 \(\rightleftarrows\) ZnO22- + 2H+
- Tất cả các hiđroxit lưỡng tính đều là chất ít tan trong nước và điện li yếu.
1.4. Muối
1.4.1. Định nghĩa
Khái niệm
- Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
- Ví dụ:
NaCl → Na+ + Cl-
KNO3 → K+ + NO3-
NaHSO4 → Na+ + HSO4-
KMnO4 → Na+ + MnO4-
-
Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ ( hiđrocó tính axit) được gọi là muối trung hòa.
-
Ví dụ: NaCl , KNO3, KMnO4...
-
- Muối mà anion gốc axit của muối vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ thì muối đó được gọi là muối axit.
- Ví dụ: NaHCO3, Na2HPO4, KHSO4...
Cách gọi tên các muối
Gọi tên kim loại trước, gốc axit sau.
-
Đối với muối của các axit không có oxi, tên gốc axit được gọi là ua.
-
Ví dụ: KCN : kali xiannua; FeCl2: sắt (II) clorua
-
-
Đối với hợp chất của các phi kim:
-
Ví dụ: PCl3 : photpho triclorua; PCl5: photpho pentaclorua; NF3 : nitơ triflorua...
-
- Đối với muối của các oxit chứa oxi:
-
Tên gốc axit tận cùng bằng ơ được đổi thành it. Ví dụ: NaNO2 : natri nitrit
-
Tên gốc axit tận cùng bằng ic được đổi thành at. Ví dụ: NaNO3: natri nitrat
-
-
Đối với muối axit: Gọi tên kim loại trước + “hiđro” ( tùy theo số nguyên tử hiđro) + tên gốc axit .
-
Ví dụ: NaHSO4: natri hiđrosunfat; KH2PO4: kali đihiđrophotpat
-
1.4.2. Sự điện li của muối trong nước
- Hầu hết các muối khi tan trong nước đều phân li hoàn toàn trừ một số muối như HgCl2, Hg(CN)2...
-
Sự điện li của muối trung hoà.
KNO3 → K+ + NO3-
K3PO4 → 3K+ + PO43-
Na2CO3 → Na+ + CO32-
(NH4)2SO4 → 2NH4+ + SO42-
-
Sự điện li của muối axit.
NaHCO3 → Na+ + HCO3-
HCO3- \(\rightleftarrows\) H+ + CO32-
NaHS → Na+ + HS-
HS- \(\rightleftarrows\) H+ + S2-
Bài tập minh họa
Bài 1:
Viết phương trình điện li của các hidroxit lưỡng tính sau theo 2 kiểu axit, bazơ: Al(OH)3,Cr(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2
Hướng dẫn:
Pb(OH)2 \(\rightleftarrows\) Pb2+ + 2OH-
Pb(OH)2 \(\rightleftarrows\) PbO22- + 2H+
Sn(OH)2 \(\rightleftarrows\) Sn2+ + 2OH-
Sn(OH)2 \(\rightleftarrows\) SnO22- + 2H+
Al(OH)3 \(\rightleftarrows\) Al3+ + 3OH-
Al(OH)3 \(\rightleftarrows\) AlO2- + H+ + H2O
Bài 2:
Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch sau :
a. 100 ml dung dịch chứa 4,26 gam Al(NO3)3
b. 0,2 lít dung dịch có chứa 11,7 gam NaCl
Hướng dẫn:
a. nAl(NO)3 = 0,02 (mol)
Al(NO3)3 → Al3+ + 3NO3-
0,02 0,02 0,06 (mol)
[Al3+] = 0,02/0,1 = 0,2(M) ; [NO3-] = 0,06/0,1 = 0,6 (M)
b. nNaCl = 0,2 (mol)
NaCl → Na++ Cl-
0,2 → 0,2 → 0,2 (mol)
[Na+] = 0,2/0,2 = 1(M); [Cl-] = 0,2/0,2 = 1(M)
Bài 3:
Thêm nước vào 10 ml axit axetic băng (axit 100%, D = 1,05g/cm3) đến thể tích 1,75 lít ở 250C thu được dung dịch X có pH=2,9. Độ điện li của axit axetic là?
Hướng dẫn:
Ta có \(\alpha =\frac{C}{C_0}\).
Với C là nồng độ chất hoà tan phân li ra ion, C0 là nồng độ mol của chất hoà tan vậy.
\(m_{axit} =D \times V\) và \(n = \frac{m}{M} \Rightarrow n = 0,175\) mol suy ra \(C_0 =\frac{ 0,175}{1,75 }= 0.1\)
Ta có \(pH = 2,9\) vậy \([H^+]=10^{(-2,9)} = C\)
Vậy \(\alpha =\frac{ 10^{(-2,9)} }{0,1}= 0,0126 = 1,26\%\)
3. Luyện tập Bài 2 Hóa học 11
Sau bài học cần nắm:
- Nhận biết được một chất cụ thể là axit , bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo định nghĩa.
- Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối cụ thể.
- Tính nồng độ mol trong dung dịch chất điện li mạnh.
3.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
- A. Cu2+, Cl-, Na+, OH-, NO3-
- B. Na+, Ca2+, NO3-, Fe3+, Cl-
- C. Fe2+, K+, NO3-, OH-, NH4+.
- D. NH4+, CO32-, HCO3-, OH-, Al3+
-
- A. khi tan trong nước phân li ra ion OH-
- B. khi tan trong nước chỉ phân li ra ion H+
- C. khi tan trong nước phân li ra ion H+
- D. khi tan trong nước chỉ phân li ra ion OH-
-
- A. Zn(OH)2
- B. Pb(OH)2.
- C. Al(OH)3.
- D. Cu(OH)2
-
- A. Muối có khả năng phản ứng với bazơ.
- B. Muối vẫn còn hiđro trong phân tử.
- C. Muối tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh.
- D. Muối vẫn còn hiđro có thể phân li ra cation H+
-
- A. Do axit, bazơ, muối có khả năng phân li ra ion trong dd.
- B. Do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện.
- C. Do có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron.
- D. Do phân tử của chúng dẫn được điện.
-
Câu 6:
Dung dịch X có chứa: a mol Na+, b mol Al3+, c mol Cl- và d mol SO42-. Biểu thức nào sau đây đúng?
- A. a + b = c + d.
- B. a + 3b = c + 2d.
- C. a + 3b = -(c + 2d).
- D. a + 3b + c + 2d = 0.
-
- A. 1,185 gam.
- B. 1,19 gam.
- C. 1,2 gam.
- D. 1,158 gam.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao Chương 1 Bài 2
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 Bài 2.
Bài tập 2.6 trang 4 SBT Hóa học 11
Bài tập 2.7 trang 5 SBT Hóa học 11
Bài tập 1 trang 16 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 16 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 16 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 16 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 16 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 6 trang 16 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 7 trang 16 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 8 trang 16 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 9 trang 16 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 10 trang 16 SGK Hóa học 11 nâng cao
4. Hỏi đáp về Bài 2: Axit, bazơ và muối
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa Chúng tôi thảo luận và trả lời nhé.