Chúng tôi giới thiệu đến các em học sinh bài Thực hành Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hoà giúp các em có thể tìm hiểu những đặc điểm của môi trường ôn đới: lượng mưa, độ ẩm,... Để hiểu hơn vấn đề này mời các em cùng tìm hiểu bài học này.
Tóm tắt lý thuyết
1. Xác định các biểu đồ tương quan nhiệt – ẩm dưới đây (trang 59 SGK Địa lý 7) thuộc môi trường nào của đới ôn hoà?
(Biểu đồ tương quan nhiệt – ẩm ở đới ôn hoà)
- Biểu đồ A: thuộc môi trường ôn đới lục địa (khu vực gần cực). Mùa hạ nhiệt độ dưới 10°C, 9 tháng nhiệt độ dưới 0°C, mùa đông có tháng nhiệt độ – 30°C, mưa ít, tháng; mưa nhiều nhất không quá 50 mm, có 9 tháng tuyết rơi, mưa nhiều vào mùa hạ.
- Biểu đồ B: thuộc kiểu khí hậu Địa Trung Hải. Mùa hạ nhiệt độ khoảng 25°C, mùa đông nhiệt độ khoảng 10°C, mùa hạ khô hạn, mưa vào thu đông.
- Biểu đồ C: thuộc môi trường khí hậu ôn đới hải dương. Mùa hạ mát, mùa đông ấm, mưa quanh năm.
2. Lượng khí CO2 (điôxít các bon) là nguyên nhân chủ yếu làm cho Trái đất nóng lên. Cho đến năm 1980, lượng CO2 trong không khí luôn ổn định ở mức 275 phần triệu (viết tắt là p.p.m). Từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp đến nay, lượng CO2 trong không khí đã không ngừng tăng lên
- Năm 1840: 275 phần triệu
- Năm 1957: 312 phần triệu
- Năm 1980: 335 phần triệu
- Năm 1997: 335 phần triệu
→ Hỏi:
- Nhận xét và giải thích nguyên nhân về sự gia tăng lượng trong không khí từ năm 1840 đến năm 1997.
- Nhận xét: lượng khí CO2 trong không khí không ngừng tăng nhanh (số liệu minh chứng)
- Nguyên nhân:
- Do sản xuất công nghiệp, thải chất độc hại vào không khí.
- Do tiêu dùng chất đốt ngày càng tăng.
- Sử dụng phương tiện giao thông ngày càng tăng.
3. Vẽ biểu đồ
(Sự gỉa tăng lượng khí thải CO2 từ năm 1840 đến 1997)
- Nhận xét:
- Cho đến năm 1840, lượng khí thải CO2 trong không khí vẫn ổn định ở mức 275 phần triệu (275 p.p.m)
- Từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng công nghiệp đến nay, lượng khí thải C02 không ngừng gia tăng; năm 1997 đã đạt đến 355 p.p.m.
- Nguyên nhân: do các chất khí thải CO2 trong công nghiệp, trong đời sống và trong đốt rừng ngày càng nhiều.
2. Luyện tập và củng cố
Học xong bài này các em cần hiểu những đặc điểm của môi trường ôn đới, biết đọc nhận xét biểu đồ, vẽ biểu đồ.
2.1. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 7 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 59 SGK Địa lý 7
Bài tập 2 trang 59 SGK Địa lý 7
Bài tập 3 trang 60 SGK Địa lý 7
Bài tập 1 trang 42 SBT Địa lí 7
Bài tập 2 trang 43 SBT Địa lí 7
Bài tập 3 trang 44 SBT Địa lí 7
Bài tập 4 trang 44 SBT Địa lí 7
Bài tập 1 trang 17 Tập bản đồ Địa Lí 7
Bài tập 2 trang 17 Tập bản đồ Địa Lí 7
3. Hỏi đáp Bài 18 Địa lí 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!