Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Với bài học này, các em sẽ được tiếp cận với nội dung sau đây: kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp; cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài; chiến dịch việt Bắc Thu - đông 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện; hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch biên giới Thu - đông năm 1950.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ

1. Thực dân Pháp bội ước và  tiến công nước  ta

  • Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta lần hai.
  • 6/3/1946, Pháp tiến công các phòng tuyến của ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
  • Tháng 11/1946, Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
  • Ở Hà Nội, Pháp nổ súng nhiều nơi, đốt nhà Thông tin, chiếm đóng Bộ tài chính, tàn sát đẫm máu ở phố hàng Bún, Yên Ninh.
  • 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để Pháp giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu không, chậm nhất sáng 20/12/1946, chúng sẽ hành động.

2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng

  • Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
  • Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương Đảng tại Vạn Phúc (Hà Đông), quyết định phát động cả nước kháng chiến.
  • 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện. Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  • Chỉ ra cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi: “Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng  để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với  một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định sẽ thuộc về ta”
  • Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9/1947) của Tổng Bí thu Trường Chinh nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống Pháp: “Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”.
  • Ý nghĩa 
    • Thấm nhuần tư tưởng chiến tranh nhân dân, mang tính chất chính nghĩa nên được nhân dân ủng hộ.
    • Là ngọn cờ đoàn kết, động viên toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.

1.2. Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

  • Ở Hà Nội, 20 giờ ngày 19/12/1946, cuộc chiến đấu bắt đầu.
  • Nhân dân khiêng bàn ghế, giường, tủ… thành những chướng ngại vật, chiến lũy ngay trên đường phố để chống giặc.
  • Trung đoàn thủ đô được thành lập, đánh quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, chợ Đồng Xuân, Nhà Bưu điện...
  • Ngày 17/02/1947, quân ta rút khỏi vòng vây của địch, ra căn cứ an toàn.
  • Kết quả
    • Trong 60 ngày đêm, Hà Nội chiến đấu gần 200 trận, giết và làm bị thương hàng nghìn tên địch, phá hủy hàng chục xe cơ giới, 5 máy bay…
    • Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương huy động kháng chiến, bảo vệ Trung ương Đảng về căn cứ Việt Bắc an toàn.
    • Tại các đô thị, quân ta bao vây, tiến công, tiêu diệt nhiều tên địch.
    • Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
    • Quân dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng.

2. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

  • Chuyển các cơ quan Đảng, Chính phủ, mặt trận, các đoàn thể… chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc.
  • Khẩu hiệu: “Vườn không nhà trống”, “Tản cư cũng là kháng chiến”… phá nhà cửa, đường sá, cầu cống… không cho địch sử dụng.
  • Đảng, Chính phủ lãnh đạo nhân xây dựng lực lượng kháng chiến:
    • Chính trị: Lập Ủy ban kháng chiến hành chính, thực hiện kháng chiến kiến quốc; lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt).
    • Kinh tế: duy trì và phát triển sản xuất, trước hết là sản xuất lương thực.
    • Quân sự: quy định  người dân từ 18 đến 45 tuổi được tham gia các lực lượng chiến đấu.
    • Văn hóa: duy trì, phát triển phong trào bình dân học vụ; trường phổ thông các cấp vẫn giảng dạy, học tập trong hoàn cảnh chiến tranh.

1.3. Chiến dịch việt Bắc Thu - đông 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện

1. Chiến dịch Việt Bắc Thu - đông 1947

  • Hoàn cảnh lịch sử:
    • Tháng 3/1947, Cao ủy Pháp Bôlaec ở Đông Dương thay Đácgiănglơ, thực hiện kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
  • Diễn biến
    • Pháp huy động 12.000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương tiến công Việt Bắc:
    • Sáng ngày 07/10/1947, binh đoàn quân dù Pháp chỉ huy chiếm Bắc Cạn, Chợ Mới…
    • Cùng ngày, binh đoàn bộ binh từ Lạng Sơn theo đường số 4 lên Cao Bằng, rồi vòng xuống Bắc Cạn theo đường số 3, bao vây Việt Bắc phía đông và phía bắc.
    • Ngày 9/10/1947,  bộ binh và lính thủy từ Hà Nội ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, rồi Chiêm Hóa, đánh Đài Thị, bao vây Việt Bắc ở phía tây.
    • Đảng ta chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”
    • Trên khắp các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu đẩy lùi cuộc tiến công của địch.
    • Quân dân ta chủ động bao vây, tiến công địch buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11/1947.
    • Mặt trận hướng Đông, quân dân ta phục kích ở đèo Bông Lau trên Đường só 4 (30/10/1947) đánh trúng đoàn xe cơ giới, thu nhiều vũ khí, quân trang.
    • Mặt trận hướng Tây, quân dân ta phục kích nhiều trận trên sông Lô, đánh chìm nhiều tàu chiến, canô.
    • Ngày 19/12/947, đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.
  • Kết quả và ý nghĩa
    • Ta tiêu diệt hơn 6000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.
    • Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành.
    • Cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn mới
    • Pháp buộc phải thay đổi chiến lược từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”, thực hiện chính sách “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuối chiến tranh”.

2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện

  • Đảng và chính phủ  chủ trương củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện trên các mặt trận:
  • Chính trị:
    • Đầu 1949, bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến;
    • Tháng 6/1949 thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành thành Mặt trận Liên Việt
  • Quân sự: từ 1948 - 1949  bộ đội chủ lực  phân tán  đi sâu vào vùng sau lưng địch, gây dựng cơ sở kháng chiến, phát triển chiến tranh du kích.
  • Kinh tế: ra sắc lệnh giảm tô 25%, xóa nợ, chia ruộng đất công…
  • Văn hóa - giáo dục: tháng 7/1950 cải cách giáo dục phổ thông, hệ thống các Đại học và trung học Chuyên nghiệp bước đầu xây dựng.

1.4. Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch biên giới Thu - đông năm 1950

1. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến

  • 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời.
  • 14/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ với các nước.
  • 18/01/1950 đặt quan hệ ngoại giao với CHND Trung Hoa.
  • 1/1950 Liên Xô và các nước XHCN lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với ta.
  • Ngày 13/5/1949 Mĩ giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơve:
    • Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương  
    • Công nhận chính phủ Bảo Đại
    • Tháng 5/1950, đồng ý viện trợ cho Pháp.
  • Tháng 6/1949 thực hiện kế hoạch Rơ ve:
    • Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, cắt đứt liên lạc của ta với quốc tế.
    • Thiết lập “Hành lang Đông – Tây” (Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La)
    • Chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần thứ hai, để nhanh chóng  kết thúc chiến tranh.

2. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950

  • Tháng 6/1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm:
    • Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch
    • Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới.
    • Mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy kháng chiến tiến lên.
    • Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận cùng Bộ chỉ huy chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.
  • Diễn biến:
    • Ngày 16/09, mở đầu chiến dịch bằng ở Đông Khê, sau 2 ngày, ta chiếm Đông Khê.
    • Quân địch ở Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Pháp phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4, huy động quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng về.
    • Đoán được ý định của Pháp, quân ta mai phục, chặn đánh khiến cho hai cánh quân trên đường số 4 không gặp được nhau.
    • Thất Khê bị uy hiếp, Pháp rút về Na sầm 8/10
    • Ngày 13/10, địch rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn, cuộc hành quân của địch ở Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh.
    • 22/10, Quân Pháp hoảng loạn, phải rút chạy, Đường số 4 được giải phóng  
    • Phối hợp với mặt trận Biên giới, ta hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc, Đường số 6, số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hoà Bình.
    • Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.
  • Kết quả
    • Sau hơn một tháng, chiến dịch Biên Giới kết thúc thắng lợi
    • Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 8.000 địch, giải phóng biên giới Việt – Trung.
    • Chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp
    • Phá vỡ thế bao vây của Pháp đối với căn cứ địa Việt Bắc.
    • Kế hoạch Rơve phá sản.
  • Ý nghĩa
    • Con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông.
    • Giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc bộ).
    • Ta mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

2. Luyện tập và củng cố

Các em cần nắm những nội dung chính sau đây: 

  • Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
  • Cuộc chiến đấu ở các đô thị vĩ tuyến 16
  • Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
  • Chiến dịch Biên giới thu đông 1950

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận 1 trang 131 SGK Lịch sử 12 Bài 18

Bài tập Thảo luận 2 trang 131 SGK Lịch sử 12 Bài 18

Bài tập Thảo luận 1 trang 133 SGK Lịch sử 12 Bài 18

Bài tập Thảo luận 2 trang 133 SGK Lịch sử 12 Bài 18

Bài tập Thảo luận 1 trang 135 SGK Lịch sử 12 Bài 18

Bài tập Thảo luận 2 trang 135 SGK Lịch sử 12 Bài 18

Bài tập Thảo luận trang 138 SGK Lịch sử 12 Bài 18

Bài tập 1 trang 96 SBT Lịch sử 12 Bài 18

Bài tập 2 trang 99 SBT Lịch sử 12 Bài 18

Bài tập 3 trang 100 SBT Lịch sử 12 Bài 18

Bài tập 5 trang 100 SBT Lịch sử 12 Bài 18

Bài tập 6 trang 100 SBT Lịch sử 12 Bài 18

3. Hỏi đáp Bài 18 Lịch sử 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?