Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân đã đư­ợc quy định trong Hiến pháp của Nhà nư­ớc ta. Vậy để hiểu được công đân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nh­ư thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu tình huống

  • Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hoà?
    • Gia đình bà Hoà mất con gà mái và cái quạt bàn.
  • Trư­ớc những sự việc đó, bà Hoà có suy nghĩ và hành động như­ thế nào?
    • Khi mất gà mái:
      • Bà nghĩ: Chỉ có nhà T bắt trộm,
      • Bà chửi đổng suốt ngày, dọa sẽ vào khám nhà T.
    • Khi mất quạt bàn:
      • Bà nghĩ ngay lại chỉ có nhà T lấy trộm.
      • Bà chạy sang nhà T đòi khám nhà, mẹ con T không cho, bà càng nghi ngờ cứ xông vào khám nhà.
  • Theo em bà Hoà hành động như­ vậy là đúng hay sai? Vì sao?
    • Bà Hoà hành động như­ vậy là sai, là vi phạm pháp luật.
      • Bà Hoà đã vi phạm điều 73, HP-1992 “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép”.
  • Theo em, bà Hoà nên làm thế nào, để xác minh được nhà T lấy trộm tài sản của mình, mà không xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác?
    • Bà Hoà phải:
      • Dành thời gian theo dõi, quan sát.
      • Báo với chính quyền các cấp (xóm, xã, huyện) để kịp thời can thiệp khi những nghi ngờ của mình là có cơ sở.

1.2. Nội dung bài học

a. Khái niệm 

  • Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và đ­ược qui định trong Hiến pháp (Điều 73) của Nhà nước ta.

b. Nội dung

  • Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là:
  • Chỗ ở của công dân được Nhà nước bảo vệ và mọi người tôn trọng.
  • Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép

c. Trách nhiệm của công dân

  • Phải tôn trọng chỗ ở của ng­ười khác.
  • Biết tự bảo vệ chỗ ở của mình.
  • Phê phán, tố cáo những ngư­ời làm trái pháp luật, xâm phạm đến chỗ ở của ng­ười khác.

Bài tập minh họa

 
 

Bài tập tình huống 1: 

Hai anh công an đang r­ượt đuổi theo tội phạm trốn trại, hắn chạy vào ngõ hẻm, mất hút…Nghi tên trốn trại chạy vào nhà bác Tá, hai anh công an đòi khám nhà ông Tá.

Hỏi:

  • Hai anh công an vi phạm điều gì? Vì sao?
    • Hai anh công an vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của ông Tá.
    • Vì: Tự ý quyết định vào khám nhà ông Tá khi ch­ưa có lệnh của cấp trên và ch­a có sự đồng ý của ông Tá.
  • Theo em, hai anh công an nên hành động như­ thế nào mới đúng?
    • Giải thích cho ông tá hiểu sự nguy hiểm của tội phạm… ông Tá đồng ý cho vào khám nhà. Nếu không hai anh công an cử một nguời vào theo dõi một ng­ười đi xin giấy khám nhà của cấp trên.

→ Ông Tá cần có trách nhiệm cùng với công an truy bắt tội phạm, nên cho công an vào khám nhà ngay.

3. Luyện tập Bài 17 GDCD 6

Qua bài học này các em cần trả lời và nắm được nội dung sau:

  • Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là gì?
  • Trách nhiệm của công dân đối với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 45 SGK GDCD 6

Bài tập 2 trang 45 SGK GDCD 6

Bài tập 3 trang 45 SGK GDCD 6

Bài tập 4 trang 45 SGK GDCD 6

Bài tập 5 trang 45 SGK GDCD 6

4. Hỏi đáp Bài 17 GDCD 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?