Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Năm 1918, chiến tranh thế giới I kết thúc. 21 năm sau (1939) một cuộc chiến tranh nữa lại nổ ra, mà lò lửa của nó vẫn ở Châu Âu. Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, tình hình châu Âu như thế nào? Chúng tôi sẽ giới thiệu các em bài học: Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Châu Âu trong những năm 1918-1929

1. Những nét chung

  • Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và ảnh hưởng cúa Cách mạng tháng Mười Nga, xuất hiện các quốc gia mới.
  • Xuất hiện 1 số quốc gia mới
  • 1918-1923 kinh tế suy sụp, nền thống trị của giai cấp tư sàn không ổn định do cao trào cách mạng bùng nổ.
  • 19241929:chính quyền tư sản đẩy lùi cao trào cách mạng,củng cố nền thống trị.
  • Từ 1924: sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.

 

Than

Thép

1920

1929

1920

1929

Anh

233 triệu tấn

262

9,2

9,8

Pháp

25,3

55

2,7

9,7

Đức

222

237

7,8

16,2

 

Bảng thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Anh, Pháp, Đức trong thập niên 1920.

2. Cao trào cách mạng 1918-1923. Quốc tế Cộng sản thành lập

a. Cao trào cách mạng 1918-1923

  • Nguyên nhân:
    • Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.
    • Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga.  
  • Cách mạng 11-1918 ở Đức:
    • 1918 nước Đức bị khủng hỏang do bại trận.
    • 9-11-1918 tổng bãi công nổ ra ớ Béc lin  dẫn đến khởi nghĩa vũ trang,Xô viết đại biểu được thành lập.
    • Tháng 12-1918 đảng Cộng sản Đức thành lập.
  • Kết quả
    • Lật đổ nền quân chủ, lập nền cộng hòa tư sản.
  • Hạn chế
    • Thành quả cách mạng rơi vào tay tư sản.

b. Quốc tế Cộng sản

  • Hòan cảnh:
    • Cao trào cách mạng dâng cao.
    • Nhiều đảng Cộng sản ra đời ở Đức 1918, Hung ga ri 1918, Pháp 1920, Anh 1920, Ý 1921.
    • Với những hoạt động tích cực của Lê nin và Đảng Bônsê -vích ngày 2-3-1919 Quốc tế thứ IIIQuốc tế Cộng sản thành lập ở Mát x cơ va.
  • Hoạt động: từ 1919-1943:
    • 7 lần đại hội, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kỳ.
    • Tại đại hội II (1920) thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin , Bác Hồ tìm thấy ở đó con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam, theo hướng cách mạng xã hội chủ nghĩa.
    • Tại đại hội lần thứ VII (7-1935), Quôc tế cộng sản xác định chủ nghĩa phát xít là kẻ thù chung của nhân dân thế giới, chủ tương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước để chống lại phát xít và nguy cơ chiến tranh.
    • 1943 tự giải tán do sự thay đổi của tình hình thế giới
  • Công lao
    • Thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

1.2. Châu Âu trong những năm 1929-1939

1. Cuộc khủng hỏang kinh tế thế giới 1929-1933 và những hậu quả của nó

a. Nguyên nhân

  • Khủng hỏang kinh tế thứa do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận năm 1924-1929.
  • Nền kinh tế các nước tư bản phát triển quá mức.
  • Hậu quả
    • Tàn phá nặng nề kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhân dân đói khổ, hàng chục triệu người thất nghiệp.

Sơ đồ so sánh sự phát triển của sản xuất thép giữa Anh và Liên Xô trong những năm 1929-1931.

(Sơ đồ so sánh sự phát triển của sản xuất thép giữa Anh và Liên Xô trong những năm 1929-1931.)

  • Nhận xét
    • Sản lượng thép của Liên xô tăng nhanh, của Anh tụt hẳn xuống.
    • Điều đó cho thấy khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 không ảnh hưởng đến Liên Xô.
    • Ngược lại, khủng hoảng kinh tế làm cho các ngành kinh tế của Anh bị đình đốn.
  • Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi kinh tế bằng 2 cách:
    • Anh, Pháp,Mỹ thoát khỏi khủng hỏang bằng chính sách cải cách kinh tế – xã hội.
    • Đức – Ý – Nhật phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để chia lại thế giới.

2. Phong trào Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh 1929-1939

  • Nguyên nhân
    • Nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản chỉ đạo thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.
  • Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức:
    • Để thoát khỏi khủng hỏang kinh tế,Đức phát xít hóa chế độ thống trị.
    • Ngày 30-1-1933 đưa Hít le -lãnh tụ Đức Quốc xã lên nắm chính quyền, biến Đức thành lò lửa chiến tranh.
    • Đảng Cộng sản kiên quyết đấu tranh nhưng không thành công.
  • Chủ nghĩa phát xít thất bại ở Pháp:
    • Ngày 6-2-1934 bọn phát xít “Chữ thập lửa” âm mưu lật đổ chính phủ và lập chế độ phát xít.
    • Đảng Cộng sản Pháp kịp thời huy động công nhân, các đảng phái đáng bại lực lượng phát xít.
    • Tháng 5-1935 Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít thành lập bao gồm Đảng công sản, Đảng xã hội và nhiều đảng phái khác.
    • Mặt trận nhân dân ở Tây ban Nha thành lập vào 2-1936

2. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em cần nắm: 

  • Những nết chung về Châu Âu, tình hình châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào? 
  • Châu Âu trong cuộc khủng hoảng kinh tế thới giới (1923-1929), hậu quả của nó. 
  • Phong trào Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh 1929-1939

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1.2 trang 59 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.3 trang 59 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.4 trang 59 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.5 trang 60 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.6 trang 60 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.7 trang 60 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.8 trang 60 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 2 trang 60 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 3 trang 61 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 4 trang 61 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 5 trang 62 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 6 trang 62 SBT Lịch Sử 8

3. Hỏi đáp Bài 17 Lịch sử 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?