Để giúp các em hiểu rõ hơn về cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Mời các em học sinh cùng theo dõi và tìm hiểu thông qua bài: “Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân”
Tóm tắt bài
1.1. Đặt vấn đề
- Những quy định trên thể hiện quyền gì của người dân?
- Tham gia góp kiến, dự thảo, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992.
- Tham gia bàn bạc và quyết định cáccông việc của xã hội.
→ Đây chính là các quyền tham gia quản lý NN và xã hội của công dân.
- Nhà nước quy định những quyền đó là gì?
- Quy định đó để xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực
1.2. Nội dung bài học
a. Quyền tham gia quả lý Nhà nướcvà quản lý xã hội của công dân
- Quyền tham gia kiến vào công việc chung của đất nước, của ngành mình, địa phương mình và cơ quan đơn vị mình.
- Bàn bạc góp kiến vào chủ trương, chính sách của nhà nước, vào kế hoạch phát triển xã hội.
- Góp kiến dự thảo Hiến pháp, dự thảo luật+ địa phương thì góp vào nội dung, kế hoạch chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh huyện hay xã mình.
- Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước.
- Góp về hoạt động của bộ máy nhà nước: ứng cử, bầu cử
- Tham gia vào các tổ chức đoàn thể (HS tham gia Đoàn, Đội,...)
- Quyền giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.
b. Cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
- Trực tiếp: tham gia vào các công việc của nhà nước, bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước.
- Gían tiếp: tham gia thông qua đại biểu của nhân dân để kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
- Đảm bảo cho công dân quyền làm chủ, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công việc xây dựng và quản lí đất nước.
- Công dân có trách nhiệm tham gia các công việc của nhà nước, xã hội để đem lại lợi ích cho bản thân, xã hội.
d. Điều kiện đảm bảo để thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội
- Nhà nước
- Bảo đảm và không ngừng tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt.
- Quy định bằng pháp luật.
- Kiểm tra, giám sát.
- Công dân
- Hiểu rỏ nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện.
- Nâng cao phẩm chất, năng lực và tích cực tham gia thực hiện tốt.
- Bản thân
- Học tập tốt, lao động tốt và rèn luyện ý thức kỉ luật tốt.
- Tham gia, góp ý xây dựng lớp, chi đoàn,..
- Tham gia các hoạt động ở địa phương ( xây dựng nhà tình nghĩa, tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, bài trừ tệ nạn xã hội )
2. Luyện tập Bài 16 GDCD 9
Qua bài học này các em cần nắm được khái niệm, nội dung và ý nghĩa của "Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân"
Ho vọng đây sẽ là tài liệu giúp các em học sinh trong quá trình học tập và quý thầy cô trong việc soạn giáo án cũng như bài giảng của mình.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của công dân
- B. Quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân
- C. Hoạt động nhà nước, quản lý xã hội của công dân
- D. Tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội của công dân
-
- A. Quyền chính trị quan trọng nhất của công dân
- B. Quyền chính trị duy nhất của công dân
- C. Quyền của những cán bộ
- D. Nghĩa vụ bắt buộc đối với mội công dân
-
- A. Quyền làm chủ của mình đối với nhà nước và xã hội
- B. Mục tiêu và nghĩa vụ của mình đối với đất nước
- C. Quyền và nghĩa vụ của mình đối với xã hội
- D. Vai trò to lớn của mình đối với đất nước
Câu 4-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 9 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
3. Hỏi đáp Bài 16 GDCD 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!