Bài 16: ADN và bản chất của gen

Trong bài học này các em được tìm hiểu về cơ chế quá trình tự nhân đôi của ADN, gen và bản chất của gen. Biết được vai trò quan trọng của ADN trong bộ máy di truyền của tế bào và cơ thể.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?

  • ADN tự nhân đôi diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kỳ trung gian.
  • ADN tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu.
  • Quá trình tự nhân đôi:
    • 2 mạch ADN tách nhau dần theo chiều dọc.
    • Các nuclêotit trên 2 mạch ADN liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS.
    • 2 mạch mới của 2 ADN dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau.

Quá trình tự nhân đôi ADN

Quá trình tự nhân đôi ADN

  • Kết quả: 2 ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ, trong đó mỗi ADN con có 1 mạch của mẹ, 1 mạch mới tổng hợp từ nguyên liệu nội bào. (Đây là cơ sở phát triển của hiện tượng di truyền).
  • Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN theo những nguyên tắc sau :
    • Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ.
    • Nguyên tắc giữ lại 1 nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có 1 mạch mới được tổng hợp từ các Nucleôtit tự do trong môi trường nội bào và một mạch khuôn của ADN mẹ.

1.2. Bản chất của gen

Gen

  • Gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.
  • Bản chất hóa học của gen là ADN – Mỗi gen cấu trúc là một một đoạn mạch của phân tử ADN, lưu giữ thông quy định cấu trúc của một loại prôtêin.
  • Chức năng: gen là cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin.

1.3. Chức năng của ADN

  • Mang thông tin di truyền là số lượng, thành phần, trình tự các nucleotid trên ADN.
  • Bảo quản thông tin di truyền là mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.
  • Truyền đạt thông tin di truyền (qua nhân đôi ADN) từ tế bào này sang tế bào khác.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ:

Một đoạn phân tử ADN có A = 1600 nu, có X = 2A

     a. Tìm số lượng Nu loại T, G, X. 

     b. Phân tử ADN có bao nhiêu vòng xoắn?

     c. Tính chiều dài của phân tử ADN nói trên.

     d. Khi đoạn phân tử ADN trên tự nhân đôi để tạo ra 2 phân tử ADN con mới, môi trường nội bào cần cung cấp số nu mỗi loại là bao nhiêu?

Gợi ý trả lời:

a)  T = A = 1600 (Nu); G = X = 2 A = 1600 x 2 = 3200 (Nu)

b) Số vòng xoắn:

N = 2A + 2G = 2 x 1600 + 2 x 3200 = 9600 (Nu)

⇒ Số vòng xoắn: C = N : 20 =  480 (vòng)

c) Tính chiều dài (L):

L =  (N/2) x 3,4 = (9600: 2) 3,4 = 16320 (A0)

d) Khi đoạn phân tử ADN trên tự nhân đôi, số lượng nu môi trường nội bào cần cung cấp bằng chính số nu có trong phân tử ADN mẹ

⇒ Amt = Tmt = 1600 Nu; Gmt = Xmt = 3200 Nu

3. Luyện tập Bài 16 Sinh học 9

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được cơ chế tự sao của ADN diễn ra theo nguyên tắc: bổ sung, bán bảo toàn.
  • Hiểu được bản chất của gen
  • Nêu được chức năng của ADN 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 50 SGK Sinh học 9

Bài tập 2 trang 50 SGK Sinh học 9

Bài tập 3 trang 50 SGK Sinh học 9

Bài tập 4 trang 50 SGK Sinh học 9

Bài tập 1 trang 39 SBT Sinh học 9

Bài tập 2 trang 39 SBT Sinh học 9

Bài tập 17 trang 43 SBT Sinh học 9

Bài tập 18 trang 43 SBT Sinh học 9

Bài tập 19 trang 43 SBT Sinh học 9

Bài tập 20 trang 43 SBT Sinh học 9

Bài tập 21 trang 43 SBT Sinh học 9

Bài tập 22 trang 43 SBT Sinh học 9

4. Hỏi đáp Bài 16 Chương 3 Sinh học 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?