Bài tập SGK Địa Lý 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
-
Bài tập 1 trang 65 SGK Địa lý 12
Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường nước ta là gì? Vì sao?
-
Bài tập 2 trang 65 SGK Địa lý 12
Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống?
-
Bài tập 3 trang 65 SGK Địa lý 12
Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào?
-
Bài tập 4 trang 65 SGK Địa lý 12
Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia VC bảo vệ tài nguyên và môi trường?
-
Bài tập 1 trang 37 SBT Địa lí 12
Hai vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là
A. mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường.
B. suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm tài nguyên đất.
C. suy giảm đa dạng sinh vật và suy giảm tài nguyên nước.
D. suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh vật.
-
Bài tập 2 trang 37 SBT Địa lí 12
Hãy cho biết những thay đổi tiếp theo của tự nhiên khi:
- Rừng suy giảm:
- Bầu không khí nóng lên:
- Mực nước ngầm hạ thấp:
-
Bài tập 3 trang 38 SBT Địa lí 12
Nhìn chung trên toàn quốc, mùa bão nằm trong khoảng thời gian
A. từ tháng III đến tháng X.
B. từ tháng VI đến tháng XI.
C. từ tháng V đến tháng XII.
D. từ tháng V đến tháng X.
-
Bài tập 4 trang 38 SBT Địa lí 12
Bão ở Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?
A. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
B. Bão đổ bộ vào phía Bắc có cường độ yếu hơn bão đổ bộ vào phía Nam.
C. Bão tập trung nhiều nhất vào các tháng V, VI, VII.
D. Trung bình mỗi năm có 8-10 cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta.
-
Bài tập 5 trang 38 SBT Địa lí 12
Bão không gây ra hậu quả nào dưới đây?
A. bão gây sóng to có thể lật úp tàu thuyền.
B. bão làm mực nước biển dâng, gây ngập mặn ở vùng ven biển.
C. bão tàn phá các công trình, nhà cửa,…
D. bão làm tăng nguy cơ cháy rừng trên diện rộng.
-
Bài tập 6 trang 38 SBT Địa lí 12
Biện pháp phòng chống bão nào dưới đây không đúng?
A. vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển.
B. nếu có bão mạnh, cần khẩn trương sơ tán dân.
C. các tàu thuyền trên biển càng ra xa bờ càng tốt.
D. Ở đồng bằng phải kết hợp chống úng, lụt; ở miền núi chống lũ, xói mòn.
-
Bài tập 7 trang 38 SBT Địa lí 12
Ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long là do
A. nước từ nguồn đổ về.
B. mưa lớn và triều cường.
C. có đê bao bọc.
D. mặt đất thấp, nhiều kênh rạch.
-
Bài tập 8 trang 29 SBT Địa lí 12
Ở Trung Bộ, nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào các tháng IX-X là do
A. các hệ thống sông lớn, lưu vực rộng.
B. mưa lớn kết hợp triều cường.
C. mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.
D. mưa diện rộng, mặt đất thấp xung quanh lại có đê bao bọc.