Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản. Vậy làm thế nào để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng? Đây là nội dung của bài học Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại chúng ta tìm hiểu. Mời các em cùng theo dõi bài học dưới đây để tìm hiểu chi tiết.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. NGUYÊN TẮC PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
Phòng trừ sâu, bệnh hại phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Phòng là chính.
- Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
1.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
1.2.1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại
Biện pháp phòng trừ | Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại |
Làm đất, vệ sinh đồng ruộng | Diệt trừ mầm mống, nơi ẩn náu của sâu bệnh |
Gieo trồng đúng thời vụ | Tránh thời kì sâu, bệnh phát sinh mạnh |
Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí | Tăng sức chống chịu sâu, bệnh cho cây |
Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích | Làm giảm sự sinh trưởng của sâu, bệnh |
Sử dụng giống chống sâu, bệnh | Hạn chế sâu, bệnh |
Bảng 1. Một số biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại
- Ưu điểm: Dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài
- Nhược điểm: Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh
1.2.2. Biện pháp thủ công
- Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ những cành, lá bị bệnh. Ngoài ra còn dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh
- Nhược điểm: Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh, tốn công
Hình 1. Các biện pháp thủ công phòng trừ sâu, bệnh hại
1.2.3. Biện pháp hóa học
- Sử dụng các loại thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh.
- Ưu điểm: Có hiệu quả cao, diệt nhanh, ít tốn công.
- Nhược điểm:
- Gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi
- Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
- Giết chết các sinh vật khác ở ruộng
Hình 2. Cách sử dụng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh
Để nâng cao hiệu quả của thuốc và khắc phục các nhược điểm nêu trên, cần đảm bảo các yêu cầu:
- Sử dụng đúng loại thuốc, nồng đọ và liều lượng
- Phun đúng kĩ thuật (đảm bảo thời gian cách li đúng quy định, phun đều, không phun ngược chiều gió, lúc mưa,...)
Chú ý: Khi tiếp xúc với thuốc hóa học trừ sâu, bệnh, phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động (đeo khẩu trang; đi găng tay, giày, ủng, đeo kính; mặc áo dài tay, quần dài, đội mũ,...).
1.2.4. Biện pháp sinh học
- Sử dụng một số loại sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch, các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.
- Ưu điểm: An toàn với người và động vật, không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả cao
- Nhược điểm: Hiệu quả chậm phụ thuộc vào loại thiên địch
1.2.5. Biện pháp kiểm dịch thực vật
- Kiểm tra, xử lý sản phẩm nông, lâm nghiệp.
- Ưu điểm: Ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm
- Nhược điểm: Tốn kém
Tóm lại: Tùy theo từng loại sâu, bệnh hại và điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp, lấy biện pháp canh tác làm cơ sở.
2. Luyện tập Bài 13 Công Nghệ 7
Sau khi học xong Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại, các em cần ghi nhớ:
- Phòng trừ sâu, bệnh hại phải đảm bảo các nguyên tắc: phòng là chính, trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ
- Tùy theo từng loại sâu, bệnh hại và điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp, lấy biện pháp canh tác làm cơ sở
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Biện pháp canh tác
- B. Biện pháp thủ công
- C. Biện pháp hóa học
- D. Biện pháp sinh học
-
- A. Biện pháp canh tác
- B. Biện pháp thủ công
- C. Biện pháp hóa học
- D. Biện pháp sinh học
-
- A. Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu bệnh
- B. Tháo nước cho ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh
- C. Dùng thuốc hóa học phun liên tục là biện pháp tốt nhất phòng trừ sâu bệnh có hại cây trồng
- D. Phát triển những động vật ăn thịt hay ký sinh trên trứng hay sâu non của sâu hại là biện pháp phòng trừ sâu hại cây trồng có hiệu quả.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 7 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 33 SGK Công nghệ 7
Bài tập 2 trang 33 SGK Công nghệ 7
Bài tập 3 trang 33 SGK Công nghệ 7
Bài tập 4 trang 33 SGK Công nghệ 7
3. Hỏi đáp Bài 13 Chương 1 Công Nghệ 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!