Bài tập SGK Sinh Học 9 Bài 13: Di truyền liên kết.
-
Bài tập 1 trang 43 SGK Sinh học 9
Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho định luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?
-
Bài tập 2 trang 43 SGK Sinh học 9
Hãy giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở tế bào học.
-
Bài tập 3 trang 43 SGK Sinh học 9
So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.
-
Bài tập 4 trang 43 SGK Sinh học 9
Cho hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn không có tua cuốn và hạt nhăn có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ: 1 hạt trơn, không co tua cuốn; 2 hạt trơn có tua cuốn; 1 hạt nhăn, có tua cuốn. Kết quả phép lai được giải thích như thế nào?
a) Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3 : 1.
b) Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.
c) Hai cặp tính trạng di truyền liên kết.
d) Sự tổ hợp lại các tính trạng ở P.
-
Bài tập 11 trang 27 SBT Sinh học 9
Ở một loài thực vật, khi lai hai cây hoa thuần chủng thì được F1 đều là cây hoa kép, đỏ. F1 tiếp tục thụ phấn với nhau cho F2 có tỉ lệ sau : 3 cây hoa kép, đỏ : 1 hoa đơn, trắng.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
-
Bài tập 12 trang 27 SBT Sinh học 9
Ở đậu, gen A quy định hạt trơn, a quy định hạt nhăn, gen B quy định có tua cuốn, b quy định không có tua cuốn.
Các gen quy định các tính trạng trên nằm trên cùng 1 cặp NST.
Cho cây đậu hạt trơn, không có tua cuốn thụ phấn với cây hạt nhăn, có tua cuốn thu được F1. Khi F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào?
-
Bài tập 43 trang 34 SBT Sinh học 9
Ớ ruồi giấm, thân xám trội so với thân đen, cánh dài trội so với cánh cụt. Khi lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ
A. 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.
B. 2 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.
C. 3 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.
D. 4 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.
-
Bài tập 44 trang 34 SBT Sinh học 9
Khi lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lộ 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen. cánh cụt.
Để giải thích kết quả phép lai, Moocgan cho rằng:
A. các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trẽn 2 NST.
B. các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh năm trên 1 NST và liên kết hoàn toàn.
C. màu sắc thân và hình dạng cánh do 2 gen nằm ở 2 đầu mút NST quy định.
D. màu sắc thân và hình dạng cánh do 2 gen nằm xa nhau trên 1,NST quy định.
-
Bài tập 45 trang 34 SBT Sinh học 9
Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là
A. các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.
B. các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.
C. sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
D. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.
-
Bài tập 46 trang 35 SBT Sinh học 9
Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết?
A. Các gen nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen liên kết.
B. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.
C. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội của loài đó.
D. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.
-
Bài tập 47 trang 35 SBT Sinh học 9
Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết hoàn toàn là gì?
A. Để xác định số nhóm gen liên kết.
B. Đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng.
C. Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được các nhóm tính trạng có giá trị.
D. Dễ xác định được số nhóm gen liên kết của loài.
-
Bài tập 48 trang 35 SBT Sinh học 9
Cho 2 thứ đậu thuần chủng là hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau đươc F2 có tỉ lệ : 1 hạt trơn, không có tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn.
Kết quả phép lai được giải thích như thế nào?
A. Sự tổ hợp lại các tính trạng của P.
B. Hai cặp tính trạng di truyền liên kết.
C. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.
D. Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3 : 1.