Bài tập trắc nghiệm GDCD 10 Bài 13: Công dân với cộng đồng.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khói trong sinh hoạt được gọi là
- A.Cộng đồng
- B.Tập thể
- C.Dân cư.
- D.Làng xóm
-
Câu 2:
Tập thể nào dưới đây không phải là cộng đồng?
- A.Nhân dân trong khu dân cư
- B.Người Việt Nam ở nước ngoài
- C.Tổ học tập
- D.Trường học
-
Câu 3:
Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội
- A.Của con người
- B.Của đất nước
- C.Của cán bộ, công chức.
- D.Của tập thể người lao động.
-
Câu 4:
Mỗi người là một thành viên, một tế bào
- A.Của cộng đồng
- B.Của Nhà nước.
- C.Của thời đại.
- D.Của nền kinh tế đất nước.
-
Câu 5:
Mỗi công dân cần có việc làm, hành vi nào dưới đây khi sống trong cộng đồng?
- A.Sống không cần quan tâm đến cộng đồng.
- B.Sống có trách nhiệm với cộng đồng.
- C.Sống vô tư trong cộng đồng.
- D.Sống giữ mình trong cộng đồng.
-
Câu 6:
Cá nhân có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy đinh, những nguyên tắc
- A.Của cuộc sống.
- B.Của cộng đồng.
- C.Của đất nước.
- D.Của thời đại.
-
Câu 7:
Sống gần gũi với mọi người và có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng là biểu hiện của
- A.Sống có trách nhiệm.
- B.Sống hòa nhập.
- C.Sống hợp tác.
- D.Sống tích cực.
-
Câu 8:
Biểu hiện nào dưới đây là sống hòa nhập?
- A.Sống tự do trong xã hội.
- B.Sống gần gũ, chan hòa với mọi người.
- C.Sống theo sở thích cá nhân.
- D.Sống phù hợp với thời đại.
-
Câu 9:
Nhân nghĩa thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp của
- A.Quan hệ giữa các tầng lớp nhân dân.
- B.Quan hệ giữa người với người.
- C.Quan hệ giữa các giai cấp khác nhau.
- D.Quan hệ giữa các địa phương.
-
Câu 10:
Hành vi, việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa?
- A.Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
- B.Nhân ái, thương yêu con người.
- C. Giúp đỡ người khác để tạo tiếng tốt cho bản thân.
- D.Sẵn sang giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn.