Bài học Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 nhằm trang bị cho các em kiến thức về: Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất; phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
- Hoàn cảnh
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận phân chia lại thế giới, một trật tự thế giới hình thành.
- Chiến tranh đã để lại hậu quả nghiêm trọng, nước Pháp bị thiệt hại nặng nhất với 1,4 triệu người chết, thiệt hại vật chất gần 200 tỉ phrăng
- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Nga Xô viết được thành lập, Quốc tế cộng sản ra đời.
→ Tác động mạnh đến Việt Nam.
- Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của Pháp
- Ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần hai, từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933.)
- Pháp đầu tư với tốc độ nhanh và, quy mô lớn trong vòng 6 năm (1924 – 1929):
- Kinh tế: Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn trong vòng 6 năm (1924 – 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng.
- Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập.
- Công nghiệp: dệt, muối, xay xát..., đặc biệt là khai thác mỏ (than…)
- Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.
- Giao thông vận tải: phát triển, đô thị mở rộng và dân cư đông hơn.
- Tài chính:
- Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi.
- Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.
-> Pháp du nhập vào Việt Nam quan hệ sản xuất TBCN xen kẽ với quan hệ sản xuất phong kiến. Kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến rõ rệt so với trước chiến tranh, nhưng cơ bản kinh tế Việt Nam vẫn bị kìm hãm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
2. Chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp
- Chính trị: tăng cường chính sách cai trị và khai thác thuộc địa, bộ máy đàn áp, cảnh sát, mật thám, nhà tù hoạt động ráo riết.
- Văn hoá, giáo dục:
- Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được mở rộng.
- Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, ưu tiên xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trương “Pháp - Việt đề huề”.
- Các trào lưu tư tưởng, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật phương Tây vào Việt Nam, tạo ra sự chuyển mới về nội dung, phương pháp tư duy sáng tác.
→ Các yếu tố văn hoá truyền thống, văn hoá mới tiến bộ và văn hóa nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam
- Kinh tế:
- Kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương phát triển mới, đầu tư các nhân tố kỹ thuật và nhân lực sản xuất, song rất hạn chế.
- Kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối, sự chuyển biến chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, phổ biến vẫn lạc hậu.
- Đông Dương là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
- Xã hội:
- Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.
- Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, bần cùng. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
- Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai. Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh.
- Tư sản Việt Nam: ra đời sau thế chiến I, bị tư sản Pháp chèn ép số lượng ít, thế lực kinh tế yếu bị phân hóa thành hai bộ phận:
- Tư sản mại bản: quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng.
- Tư sản dân tộc: kinh doanh độc lập ,có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
- Giai cấp công nhân Việt Nam: Ngày càng phát triển, đến 1929 có trên 22 vạn người, bị tư sản áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thông yêu nước, chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.
-> Biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục.
-> Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam tiếp tục diễn ra sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.
1.2. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925
1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam ở nước ngoài
- Phan Bội Châu
- Sau những năm bôn ba hoạt động ở Nhật, Trung Quốc không thành công, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam năm 1913 đến năm 1917 được trả tự do.
- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga đối với Phan Bội Châu.
- Tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải (Trung Quốc), đưa về an trí ở Huế.
- Phan Chu Trinh:
- 1911 Phan Châu Trinh ra khỏi nhà tù Côn Đảo, sang Pháp tiếp tục hoạt động.
- 1922 Phan Châu Trinh viết “Thất điều thư” vạch 7 tội của Khải Định.
- 6/1925 Phan Châu Trinh về nước, tiếp tục tuyên truyền,đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền …được thanh niên và nhân dân hưởng ứng.
- 1925, "Hội những người lao động chí óc Đông Dương" ra đời.
- 1923, tại Quảng Châu (Trung Quốc) Lê Hồng Sơn , Hồ Tùng Mậu , Nguyễn Công Viễn…… lập tổ chức Tâm tâm xã 1923.
- 19/6/1924 Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền đông Dương Méclanh ở Sa Diện (Quảng Châu - Trung Quốc) không thành, Phạm Hồng Thái anh dũng hy sinh.
2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam
- Hoạt động của tư sản Việt Nam:
- Tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt, "Chấn hưng nội hóa", "bài trừ ngoại hóa".
- 1923, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn của tư bản Pháp.
- Một số tư sản, địa chủ lớn (Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long…) thành lập Đảng Lập hiến (1923), đòi tự do, dân chủ nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi họ sẵn sàng thoả hiệp với chúng.
- Ngoài ra, còn có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ thuyết “quân chủ lập hiến”, nhómTrung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đề cao “trực trị”.
- Hoạt động của tiểu tư sản trí thức: sôi nổi đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ.
- Tổ chức chính trị như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên (Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh…) với nhiều hoạt động mít tinh, biểu tình, bãi khóa...
- Báo tiến bộ ra đời như: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Hữu Thanh, Tiếng Dân…
- Nhà xuất bản tiến bộ như: Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế).
- Cao trào yêu nước dân chủ công khai như: đòi Pháp thả tự do cho Phan Bội Châu (1925); lễ truy điệu Phan Chu Trinh 1926.
- Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân:
- Ngày càng nhiều hơn nhưng vẫn còn lẻ tẻ, tự phát, ở Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
- (8/1925) bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn, đòi tăng lương 20%, công nhân bị thải hồi được trở lại làm việc
-> Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân.
- Nhận xét về phong trào đấu tranh:
- Lực lượng: đông đảo như tư sản dân tộc, tiểu tư sản, học sinh, sinh viên...
- Mục tiêu: đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị
- Hình thức đấu tranh: mít tinh, biểu tình, bãi công, sự xuất hiện của các tổ chức văn hóa yêu nước và dân chủ các đảng chính trị.
3. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc
- Sau nhiều năm bôn ba khắp thế giới, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp 1917, gia nhập Đảng Xã hội Pháp 1919.
- 18/6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vécxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam, đòi Pháp và Đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
- Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
- 25/12/1920, tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
-> Đánh dấu bước ngoặt về tư tưởng, Nguyễn Ái Quốc đã từ chủ nghĩa dân tộc đến với chủ nghĩa cộng sản, từ chiến sĩ chống chủ nghĩa thực dân thành chiến sĩ quốc tế vô sản, là người mở đường cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
- 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari, ra báo “Người cùng khổ ” là cơ quan ngôn luận của Hội.
- Người còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân…, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
- 6/1923: Người đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (10/1923) và Đại hội lần V Quốc tế Cộng sản (1924).
- 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Tháng 6/1925: Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp.
- Ý nghĩa:
- Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
- Tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, đào tạo cán bộ, chuẩn bị về mặt tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị thành lập Đảng hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng Sản Việt Nam vào năm 1930.
2. Luyện tập và củng cố
Những nội dung chính của bài học mà các em cần nắm:
- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau CTTTG thứ 1.
- Những chuyển biến mới về giai cấp trong xã hội Việt Nam.
- Hoạt động của tiểu tư sản, tư sản và công nhân Việt Nam.
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Tại sao đế quốc Pháp lại đẩy mạnh khai thác Việt Nam ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Để độc chiếm thị trường Việt Nam
- B. Do chiến tranh kết thúc, Pháp là nước thắng trận nên có đủ sức mạnh tiến hành khai thác ngay
- C. Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra
- D. Do Việt Nam có nhiều cao su và than là 2 mặt hàng mà thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn sau chiến tranh
-
- A. Gấp 20 lần so với 20 năm trước chiến tranh
- B. B. Gấp 10 lần so với 6 năm trước chiến tranh
- C. Gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh
- D. Gấp 8 lần so với 20 năm trước chiến tranh
-
Câu 3:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lẩn thứ hai thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?
- A. Công nhiệp chế biến
- B. Nông nghiệp và khai thác mỏ
- C. Nông nghiệp và thương nghiệp
- D. Giao thông vận tải
Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 82 SGK Lịch sử 12
Bài tập 2 trang 82 SGK Lịch sử 12
Bài tập 3 trang 82 SGK Lịch sử 12
Bài tập 1 trang 59 SBT Lịch sử 12 Bài 12
Bài tập 2 trang 62 SBT Lịch sử 12 Bài 12
Bài tập 3 trang 62 SBT Lịch sử 12 Bài 12
Bài tập 4 trang 63 SBT Lịch sử 12 Bài 12
Bài tập 5 trang 63 SBT Lịch sử 12 Bài 12
Bài tập 6 trang 64 SBT Lịch sử 12 Bài 12
Bài tập 7 trang 65 SBT Lịch sử 12 Bài 12
3. Hỏi đáp Bài 12 Lịch sử 12
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!