Bài tập SGK Sinh Học 7 Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp.
-
Bài tập 1 trang 46 SGK Sinh học 7
Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người?
-
Bài tập 2 trang 46 SGK Sinh học 7
Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào?
-
Bài tập 3 trang 46 SGK Sinh học 7
Nêu đặc điểm chung của ngành Giun dẹp, tại sao lấy đặc điểm "dẹp" đặt tên cho ngành?
-
Bài tập 2 trang 28 SBT Sinh học 7
Hãy nêu các căn cứ về cấu tạo để nhận biết ngành Giun dẹp (gồm sán lông, sán lá gan, sán bã trẩu, sán dây...)?
-
Bài tập 1 trang 33 SBT Sinh học 7
Hãy lập bảng so sánh sán lông và sán lá gan để thấy môi trường ảnh hưởng đến cấu tạo cơ thể của chúng?
-
Bài tập 1 trang 33 SBT Sinh học 7
Giun dẹp cấu tạo cơ thể có các lớp cơ chính
A. cơ dọc.
B. cơ chéo.
C. cơ vòng.
D. cả A, B và C
-
Bài tập 4 trang 33 SBT Sinh học 7
Sán dây lây nhiễm bệnh cho người qua
A. trứng
B. ấu trùng
C. nang sán (hay gạo)
D. Đốt sán
-
Bài tập 6 trang 33 SBT Sinh học 7
Giun dẹp thường kí sinh ở
A. trong máu
B. trong mật và gan
C. trong ruột
D. cả A, B và C
-
Bài tập 19 trang 35 SBT Sinh học 7
Đặc điểm nào giúp nhận biết động vật thuộc ngành Giun dẹp?
1. Có lông bơi phủ toàn cơ thể.
2. Có giác bám.
3. Cơ thể có đối xứng 2 bên.
4. Cơ thể dẹp theo chiều lưng - bụng.
5. Ruột túi chưa có hậu môn.
Tổ hợp đúng là :
A. 1,2,3.
B. 1,4,5.
C. 3, 4, 5.
D. 2, 3, 5.