Chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh bài học: Bài 11: Dân cư và kinh tế khu vực Nam Á giúp các em tìm hiểu tình hình dân cư và kinh tế khu vực Nam Á. Mời các em cùng tìm hiểu bài học này.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Dân cư
- Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
- Dân cư không đều phần lớn tập trung sống ở các đồng bằng châu thồ và vùng ven biển, các vùng có khí hậu gió mùa.
1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội
- Khu vực Nam Á trước kia mang tên chung là Ấn Độ, thuộc địa của đế quốc Anh. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ty tư bản Anh.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển, đế quốc Anh buộc phải trao trả độc lập cho vùng đất đai rộng lớn và giàu có này. Nhưng trước đó nhằm thực hiện âm mưu thâm độc chia để trị của chủ nghĩa đê quốc, chúng đã chia khu vực này thành nhiều nước để chia rẽ, gây mâu thuẫn giữa các dân tộc và các tôn giáo.
- Năm 1947, các nước Nam Á giành được độc lập và xây dựng nền kinh tế tự chủ của mình. Tuy nhiên, do bị đế quốc Anh đô hộ kéo dài gần 200 năm (từ 1763 - 1947), lại luôn có những mâu thuẫn xung đột xảy ra giữa các dân tộc, sắc tộc và các tôn giáo, nên tình hình chính trị trong khu vực thiếu ổn định. Đây là những trở ngại lớn đối với sự phát triển nền kinh tế vốn đã nghèo nàn, lạc hậu của các nước Nam Á.
- Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển.
- Ấn Độ là nước lớn nhất, đông dân nhất và có nền kinh tế phát triển nhất khu vực
- Thành tựu
- Công nghiệp hiện đại, công nghiệp phần mềm, hàng không vũ trụ.
- Công nghiệp Ấn Độ có nhiều ngành đạt trình độ cao, sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới.
- Dịch vụ phát triển.
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu.
- Nông nghiệp đã đạt được những thành tựu lớn, nhờ cuộc “cách mạng xanh” “cách mạng trắng”, Ấn Độ đã giải quyết được nạn đói triền miên xưa kia. Cuộc cách mạng xanh tiến hành trong ngành trồng trọt đã làm tăng sản lượng lương thực của Ân Độ. Cuộc cách mạng trắng tập trung vào ngành chăn nuôi làm tăng sản lượng sữa, món ăn ưa thích của người Ấn Độ vốn thường kiêng ăn thịt bò. Không những cung cấp đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân, Ấn Độ còn dư thừa để xuất khẩu.
2. Luyện tập và củng cố
Qua bài học này các em cần nắm được kiến thức sau:
- Dân cư và đặc điểm kinh tế – xã hội của khu vực Nam Á như thế nào?
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
- A. Ấn Độ giáo và Hồi giáo
- B. Ấn Độ giáo và Ki-tô-giáo
- C. Ấn Độ giáo và Phật giáo
- D. Phật giáo và Hồi giáo
-
- A. Ấn Độ giáo và Hồi giáo
- B. Ấn Độ giáo và Ki-tô-giáo
- C. Ấn Độ giáo và Phật giáo
- D. Phật giáo và Hồi giáo
Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 8 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 40 SGK Địa lý 8
Bài tập 2 trang 40 SGK Địa lý 8
Bài tập 3 trang 40 SGK Địa lý 8
Bài tập 4 trang 40 SGK Địa lý 8
Bài tập 1 trang 30 SBT Địa lí 8
Bài tập 2 trang 31 SBT Địa lí 8
Bài tập 3 trang 31 SBT Địa lí 8
Bài tập 4 trang 32 SBT Địa lí 8
Bài tập 1 trang 14 Tập bản đồ Địa Lí 8
Bài tập 2 trang 14 Tập bản đồ Địa Lí 8
Bài tập 3 trang 14 Tập bản đồ Địa Lí 8
3. Hỏi đáp Bài 11 Địa lí 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!