Bài tập SGK Địa Lý 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tt).
-
Bài tập 1 trang 47 SGK Địa lý 12
Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta?
-
Bài tập 2 trang 47 SGK Địa lý 12
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần đất, sinh vật và cảnh quan thiên nhiên như thế nào?
-
Bài tập 3 trang 47 SGK Địa lý 12
Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống?
-
Bài tập 1 trang 23 SBT Địa lí 12
Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở miền đồi núi là
A. sự bồi tụ, mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông.
B. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. sông ngòi nhiều nước.
D. chế độ nước sông theo mùa.
-
Bài tập 2 trang 23 SBT Địa lí 12
Đặc điểm nào dưới đây của sông ngòi nước ta không thể hiện được tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
C. Chế độ nước sông theo mùa.
D. Các sông ngắn, hàm lượng phù sa ít.
-
Bài tập 3 trang 23 SBT Địa lí 12
Chế độ nước sông theo mùa là do
A. sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ.
B. sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn.
C. 60% lượng nước sông ngòi là từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ.
D. nhịp điệu dòng chảy của sông theo sát nhịp điệu mưa.
-
Bài tập 4 trang 23 SBT Địa lí 12
Ở nước ta, loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là
A. đất phèn, đất mặn.
B. đất feralit.
C. đất cát và đất pha cát.
D. đất phù sa ngọt.
-
Bài tập 5 trang 23 SBT Địa lí 12
Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng
A. núi cao.
B. đồi núi thấp.
C. đồng bằng ven biển.
D. đồng bằng châu thổ.
-
Bài tập 6 trang 24 SBT Địa lí 12
Màu đỏ vàng của đất feralit ở vùng đồi núi nước ta là do
A. hình thành trên đá mẹ có nhiều chất ba dơ.
B. tích tụ nhiều oxit sắt và oxit nhôm.
C. nhận được nhiều ánh sáng mặt trời.
D. lượng phù sa trong đất lớn.
-
Bài tập 7 trang 24 SBT Địa lí 12
Ở nước ta hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là
A. rừng gió mùa thường xanh.
B. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
C. rừng gió mùa nửa rụng lá.
D. rừng thưa khô rụng lá.
-
Bài tập 8 trang 24 SBT Địa lí 12
Căn cứ vào biểu đồ đường ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là
A. tháng 11, tháng 8, tháng 10.
B. tháng 10, tháng 8, tháng 10.
C. tháng 10, tháng 8, tháng 11.
D. tháng 9, tháng 8, tháng 11.
-
Bài tập 9 trang 24 SBT Địa lí 12
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết lưu vực sông nào dưới đây chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ.
A. sông Mã. B. sông Cả.
C. sông Gianh. D. sông Bến Hải.