Bài 10: Khái niệm về hệ điều hành

Nội dung của Bài 10: Khái niệm về hệ điều hành trình bày một số kiến thức cơ sở về hệ điều hành như khái niệm hệ điều hành; giới thiệu vai trò, chức năng và các thành phần chính của hệ điều hành. Dưới đây là các nội dung chi tiết của bài, mời các em cùng theo dõi.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm hệ điều hành (Operating System)

  • Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ:
    • Đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính.
    • Cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối thực hiện các chương trình.
    • Quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu.
  • Hệ điều hành đóng vai trò cầu nối giữa thiết bị với người dùng và giữa thiết bị với các chương trình thực hiện trên máy. Hệ điều hành cùng với các thiết bị kĩ thuật (máy tính và các thiết bị ngoại vi) tạo thành một hệ thống.
  • Hệ điều hành được lưu trữ dưới dạng các môđun độc lập trên bộ nhớ ngoài (trên đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD,...).
  • Ví dụ một số hệ điều hành phổ biến:
    • MS DOS: Phổ biến vào những năm tám mươi của thế kỉ XX.
    • Windows: Xuất hiện vào những năm chín mươi của thế kỉ XX; Có giao diện đồ hoạ trực quan, dễ sử dụng và đang là hệ điều hành phổ biến hiện nay ở nước ta.

Hình 1. Hệ điều hành MS DOS

Hình 2. Hệ điều hành Windows XP

1.2. Chức năng và các thành phần của hệ điều hành

a. Chức năng 

Hệ điều hành có các chức năng:

  • Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống;
  • Cung cấp tài nguyên (bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi,...) cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó;
  • Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các phương tiện để tìm kiếm và truy cập thông tin;
  • Kiểm trahỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phím, màn hình, đĩa CD,...) để có thể khai thác chúng một cách thuận tiện và hiệu quả;
  • Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống (làm việc với đĩa, truy cập mạng,...).

b. Thành phần

Để đảm bảo những chức năng trên, hệ điều hành cần có các chương trình tương ứng để:

  • Giao tiếp giữa người dùng và hệ thống. Việc giao tiếp có thể thực hiện bằng một trong hai cách: thông qua hệ thống câu lệnh (Command) được nhập từ bàn phím hoặc thông qua các đề xuất của hệ thống (trên cửa sổ, biểu tượng đồ hoạ, bảng chọn,…) được điều khiển bằng bàn phím hoặc chuột.
  • Quản lí tài nguyên với nhiệm vụ phân phối và thu hồi tài nguyên.
  • Tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài nhằm lưu trữ, tìm kiếm và cung cấp thông tin cho các chương trình khác xử lí. Các chương trình này được gọi chung là hệ thống quản lí tệp.

Phần lớn các hệ điều hành đang sử dụng rộng rãi hiện nay có một số tiện ích liên quan đến mạng máy tính. Những tiện ích này đã trở thành các thành phần phải có và quan trọng như: Các dịch vụ kết nối và làm việc với Internet, trao đổi thư tín điện tử,...

1.3. Phân loại hệ điều hành

Hệ điều hành có ba loại chính sau:

  • Đơn nhiệm một người dùng:
    • Các chương trình phải được thực hiện lần lượt.
    • Mỗi lần làm việc chỉ có một người được đăng kí vào hệ thống.
    • Ví dụ 1: MS DOS là hệ điều hành thuộc loại này.
    • Hệ điều hành loại này đơn giản và không đòi hỏi máy tính phải có bộ xử lí mạnh.
  • Đa nhiệm một người dùng:
    • Với hệ điều hành loại này chỉ cho phép một người được đăng kí vào hệ thống nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình.
    • Hệ điều hành loại này khá phức tạp và đòi hỏi máy phải có bộ xử lí đủ mạnh.
    • Ví dụ 2: Windows 95 là hệ điều hành đa nhiệm một người dùng.
  • Đa nhiệm nhiều người dùng:
  • Cho phép nhiều người được đăng kí vào hệ thống. Người dùng có thể cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình.
  • Hệ điều hành loại này rất phức tạp, đòi hỏi máy phải có bộ xử lí mạnh, bộ nhớ trong lớn và thiết bị ngoại vi phong phú.
  • Ví dụ 3: Windows 2000 Server là một hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng.

2. Luyện tập Bài 10 Tin học 10

Sau khi học xong Bài 10: Khái niệm về hệ điều hành, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Khái niệm hệ điều hành (Operating System);
  • Chức năng và các thành phần của hệ điều hành;
  • Phân loại hệ điều hành.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 64 SGK Tin học 10

Bài tập 2 trang 64 SGK Tin học 10

Bài tập 3 trang 64 SGK Tin học 10

3. Hỏi đáp Bài 10 Tin học 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 10 Chúng tôi

MGID

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?