Nội dung chính của bài giảng trình bày nhân cách là gì, các đặc điểm cơ bản của nhân cách. Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo Bài 1: Khái niệm chung về nhân cách.
Tóm tắt lý thuyết
1. Nhân cách là gì?
1.1 Khái niệm con người, cá nhân, cá tính, chủ thể, nhân cách
a. Con người: vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội. Bằng thân thể, máu thịt và bộ não của mình, con người thuộc về thế giới tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên. Mặt khác, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể trong các mối quan hệ xã hội. Vì thế, sự phát triển của con người còn chịu sự chi phối của các quy luật xã hội. Mặt tự nhiên và mặt xã hội thống nhất với nhau tạo thành một cấu trúc chỉnh thể - con người.
b. Cá nhân: là thuật ngữ dùng để chỉ một con người với tư cách đại diện cho loài người, là thành viên của xã hội loài người. Theo nghĩa đó, một người là nam hay nữ, trẻ thơ hay cụ già, người dân bình thường hay cán bộ lãnh đạo đều là cá nhân. Mỗi cá nhân là sự phân biệt với người khác, với cộng đồng.
c. Cá tính: là thuật ngữ dùng để chỉ cái đơn nhất, cái độc đáo trong tâm lí hoặc sinh lí của cá thể động vật hoặc cá thể người (cá nhân).
d. Chủ thể: Khi cá nhân thực hiện một cách có ý thức, có mục đích một hoạt động hay một quan hệ xã hội thì cá nhân đó được coi là chủ thể.
e. Nhân cách: Khái niệm nhân cách chỉ bao hàm phần xã hội - tâm lí của cá nhân với tư cách thành viên của xã hội, là chủ thể của các mối quan hộ xã hội và hoạt động có ý thức.
Nhà tâm lí học Xô viết S.L. Rubinshtejn quan niệm: “Con người là cá tính do nó có những thuộc tính đặc biệt, con người là nhân cách do nó xác định được quan hệ của mình với những người xung quanh một cách có ý thức”.
1.2 Khái niệm nhân cách trong Tâm lí học
Nhân cách là một khái niệm rộng và phức tạp của Tâm lí học. Ở mỗi góc độ khác nhau, các tác giả có những quan điểm, quan niệm khác nhau về nhân cách.
a. Một số quan niệm sai lầm về nhân cách
- Quan niệm sinh vật hoá nhân cách: coi bản chất nhân cách nằm trong các đặc điểm hình thể (Krcst Chmev), ờ góc mặt (C. Lombrozo), ở thể trạng (Sheldon), ớ bản năng vô thức (S. Freud)...
- Quan điểm xã hội học hoá nhân cách: lấy các quan hệ xã hội (gia đình, họ hàng, làng xóm,...) để thay thế một cách đơn giản, máy móc các thuộc tính của cá nhân đó.
Trong số những quan niệm trên, có quan niệm chí chú ý đến cái chung, bỏ qua cái riêng trong nhân cách, đồng nhất nhân cách với con người. Ngược lại, một số quan niệm chỉ chú ý tính đơn nhất, có một không hai của nhân cách.
b. Quan niệm khoa học về nhân cách
Các nhà tâm lí học cho rằng khái niệm nhân cách là một phạm trù xã hội, có bản chất xã hội - lịch sử, nghĩa là nội dung của nhân cách là nội dung của những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội được chuyển vào trong mỗi con người. Có thể nêu lên một số định nghĩa nhân cách như sau:
- “Nhân cách là tuột cả nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định. ” (A.G. Covaliov).
- “Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính về phẩm chất tâm lí, quy định hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội." (E.v. Sorokhova).
- “Nhân cách là có thể hoá ý thức xã hội. ” (V.s. Mukhina).
Từ những điều trình bày ở trên, có thể nêu lên một định nghĩa về nhân cách như sau: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân quy định bản sắc và giá trị xã hội của con người.
- Trước hết, nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lí xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân.
- Nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lí riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lí mới. Nói cách khác, nhân cách là tổng hợp thể những đặc điểm tâm lí dặc trưng với một cơ cấu xác định. Do đó, không phải con người sinh ra là đã có nhân cách. Nhân cách được hình thành dần trong quá trình tham gia các mối quan hệ của con người.
- Nhân cách quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ biến của cộng dồng mà cá nhân đó là dại biểu. Ví dụ: Mỗi sinh viên Việt Nam đểu là nhân cách duy nhất với tất cả những đặc điểm riêng biệt của mình, song đều có cái chung của con người Việt Nam là tình yêu xóm làng, quê hương, đất nước của mình.
- Nhân cách biểu hiện trên ba cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ siêu cá nhân.
Ở cấp độ thứ nhất, nhân cách được thể hiện dưới dạng cá nhân, ở tính không đồng nhất, ở sự khác biệt với mọi người, với cái chung. Chính vì vậy, giá trị nhân cách ở cấp độ này là tính tích cực của nó trong việc khắc phục những hạn chế của hoàn cảnh và những hạn chế của bản thân. Có thể nói, phàn tích nhân cách ở cấp dộ bên trong cá nhân là xem xét nhân cách từ bên trong bản thân như một đại diện của toàn xã hội.
Ở cấp (độ thứ hai, nhân cách dược thể hiện trong các mối quan hộ, liên hệ với nhân cách khác. Nhân cách nằm trong mối quan hệ liên nhân cách, tạo nên đặc trưng của mỗi nhàn cách. Giá trị của nhân cách ở cấp độ này dược thể hiện trong các hành vi ứng xử xã hội của chủ thể. Như vậy, phân tích nhân cách ở cấp độ liên cá nhân là đã tách nhân cách ra thành các mức độ trong nhóm của nó (trong giai cấp, trong nhóm, trong tập thể).
Ớ cấp độ cao nhất, cấp độ siêu nhân cách, nhân cách dược xem xét như là một chủ thể đang tích cực hoạt động và gây ra những biến đổi ở người khác, ở cấp độ này, giá trị nhân cách được xác định ở những hành động và hoạt động của nhân cách này có ảnh hưởng như thế nào tới những nhân cách khác.
2. Các đặc điểm cơ bản của nhân cách
2.1 Tính thống nhất của nhân cách
- Nhân cách là một cấu trúc tâm lí, tức là một chính thể thống nhất các thuộc tính, đặc diểm tâm lí xã hội, thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài. Các phần tử tạo nên nhân cách liên hệ hữu cơ với nhau làm cho nhân cách mang tính trọn vẹn S.L. Rubinshtejn đã nhấn mạnh: “Khi giải quyết bất cứ hiện tượng tâm lí nào, nhân cách nổi lên như một tổng thể liên kết thống nhất của các điều kiện bên trong và tất cả các điều kiện bên ngoài đều bị khúc xạ”.
- Tính thống nhất của nhân cách còn thể hiện ở sự thống nhất giữa ba cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ siêu cá nhân. Đó chính là sự thống nhất giữa tâm lí, ý thức với hoạt dộng, giao tiếp của nhân cách.
2.2 Tính ổn định của nhân cách
Những thuộc tính tâm lí là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định và bền vững. Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lí tạo thành bộ mặt tâm lí xã hội của cá nhân, phần nào nói lên bản chất xã hội của họ. Vì thế, các đặc điểm nhân cách cũng như cấu trúc nhân cách khó hình thành và cũng khó mất đi. Trong thực tế, từng nét nhân cách (cá tính, phẩm chất) có thể thay đổi trong quá trình sống của con người, nhưng nhìn một cách tổng thể thì chúng vẫn tạo thành một cấu trúc trọn vẹn, tương đối ổn định. Chính nhờ vậy, chúng ta mới có thể dự kiến trước được hành vi của một nhân cách nào đó trong tình huống, hoàn cành này hay khác.
2.3 Tính tích cực của nhân cách
Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp, là sản phẩm xã hội. Vì thế, tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách. Tính tích cực của nhân cách được biểu hiện trước tiên ở việc xác định một cách tự giác mục đích hoạt động, tiếp đó là sự chủ động tự giác thực hiện các hoạt động, giao tiếp nhằm hiện thực hoá mục đích, ở đây, nhân cách bộc lộ khả năng tự điều chỉnh và chịu sự điều chỉnh của xã hội. Đó cũng là biểu hiện tính tích cực của nhân cách. Tuỳ theo mức độ và loại hình hoạt dộnq mà mục đích của nó được nhân cách xác định là nhận thức hay cải tạo thế giới, nhận thức hay cải tạo chính bản thân mình. Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân thể hiện rõ nét tính tích cực của nhân cách. Tính tích cực của nhân cách cũng biểu hiện rõ trong quá trình thoả mãn các nhu cầu của nó. Không chỉ thoả mãn với các đối tượng có sẵn, con người luôn luôn sáng tạo ra các đối tượng mới, các phương thức thoả mãn mới những nhu cầu ngày càng cao của họ. Quá trình đó luôn là quá trình hoạt động có mục đích tự giác, trong đó con người làm chủ được những hình thức hoạt động của mình. Trong giáo dục và dạy học với đối tượng là học sinh - những nhân cách dang hình thành và phát triển, cần chú trọng phát huy tính tích cực học tập của các em.
2.4 Tính giao lưu của nhân cách
Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao lưu với những nhân cách khác. Nhu cầu giao lưu (giao tiếp) được xem như là một nhu cầu bẩm sinh của con người. Thông qua quan hệ giao tiếp với người khác, con người gia nhập các quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội. Đồng thời, cũng qua giao tiếp mà con người được đánh giá, được nhìn nhận theo quan hệ xã hội. Điều quan trọng là qua giao tiếp, con người còn đóng góp các giá trị nhân cách của mình cho người khác, cho xã hội. Giao tiếp chính là điều kiện dổ nhân cách biểu hiện cả ba cấp độ của mình.
Đặc điểm này của nhân cách là cơ sở của nguyên tắc “giáo dục trong tập thể, bằng tập thể’’ do A.s. Makarenko xây dựng.