Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 1: Khái niệm chung về luật hình sự sau đây để tìm hiểu về tội phạm, cấu thành tội phạm, các chế định liên quan đến việc thực hiện tội phạm, trách nhiệm hình sự và hình phạt, các biện pháp miễn, giảm trách nhiệm hình sự và hình phạt; xoá án tích.
Tóm tắt lý thuyết
1. Tội phạm
Điều 8 BLHS năm 2015 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thể Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lí hình sự”.
Từ định nghĩa về tội phạm trong Điều 8 BLHS năm 2015, có thể suy ra một số đặc điểm của tội phạm như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đáng kể cho xã hội. Căn cứ vào tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhà làm luật cân nhắc và quyết định việc bổ sung hoặc xoá bỏ một tội phạm trong BLHS. Đối với những hành vi chưa nguy hiểm đáng kể cho xã hội, nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác như hành chính, dân sự, kỉ luật... Khoản 2 Điều 8 BLHS năm 2015 quy định: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lí bằng các biện pháp khác”.
Tội phạm phải được quy định trong BLHS
BLHS là văn bản pháp lí duy nhất quy định về tội phạm, về hình phạt và là căn cứ pháp lí để truy cứu trách nhiệm hình sự dối với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội. Các văn bản khác có thể giải thích, hướng dẫn áp dụng các quy dịnh về tội phạm và hình phạt trong BLHS nhưng không thể sửa đổi, bổ sung hoặc xoá bỏ các quy định về tội phạm và hình phạt trong BLHS. Chỉ chủ thể nào phạm một tội đã được BLHS quy dịnh mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Người thực hiện hành vi phạm tội phải có năng lực trách nhiệm hình sự và có lỗi cố ý hoặc vô ý
Một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bộnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng diều khiển hành vi thì không có năng lực trách nhiệm hình sự, không có lỗi và không phạm tội. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội phải có lỗi cố ý hoặc vô ý. Nếu không có lỗi, dù gây thiệt hại đặc biệt lớn cho xã hội họ củng không bị coi là phạm tội.
Ví dụ 1: Nguyễn Văn Nam, 27 tuổi, do ghen tuông, nghi ngờ vợ mình ngoại tình nên đã bỏ thuốc độc vào đồ ăn của chị Hạnh (vợ Nam) và gây ra cái chết cho chị Hạnh. Hành vi giết người của Nam là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sống của người khác. Nam đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhận thức và điều khiển được hành vi của mình (có năng lực trách nhiệm hình sự), thực hiện hành vi này với lỗi cố ý. Hành vi trên của Nam đã phạm tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015.
Ngoài ba đặc điểm nêu trên, có quan điểm cho rằng tội phạm có đặc điểm thứ tư là tính phải chịu hình phạt. Tuy nhiên, một số người không chấp nhận quan điểm này vì trong BLHS nhà làm luật không quy định phạm tội thì bắt buộc phải chịu hình phạt và trên thực tế có nhiều người phạm tội nhưng không bị phát hiện nên không phải chịu hình phạt hoặc được Nhà nước miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt...
2. Cấu thành tội phạm
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong Luật Hình sự. Bất kì một tội phạm nào cũng được tạo bởi bốn yếu tố cấu thành tội phạm sau:
Khách thể của tội phạm: là các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.
Mặt khách quan của tội phạm: là những biều hiện của tội phạm diễn ra và tổn tại bên ngoài thế giới khách quan. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, không gian, thời gian, hoàn cảnh phạm tội, công cụ, phương tiện phạm tội...
Mặt chủ quan của tội phạm: là trạng thái tâm lí của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm gổm: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội.
Chủ thể của tội phạm: là người có nảng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đã thực hiện hành vi phạm tội; hoặc là pháp nhân thương mại phạm tội. Theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303, 304.
Ví dụ 2: Phạm Minh Tuấn (21 tuổi) là người làm thuê cho anh Thành, được anh Thành tin tưởng nên thỉnh thoảng nhờ Tuấn đón con trai tên Đạt (5 tuổi, học mầm non). Khi phát hiện Tuấn cờ bạc và trộm cắp tài sản của mình, anh Thành đuổi việc Tuấn. Do bị các con bạc khác đòi nợ và đe doạ, Tuấn quẫn trí đã đến trường mầm non, nói với cô giáo là gia đình nhờ đón Đạt nên cô giáo cho Tuấn đón Đạt về. Tuấn đã chở Đạt đến một ngôi nhà hoang, nhốt Đạt ở đó; đồng thời nhắn tin cho anh Thành buộc anh phải đưa cho Tuấn 500 triệu đồng, nếu không Tuấn sẽ giết Đạt. Hành vi này của Tuấn đã phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 169 BLHS năm 2015.
Có thể đối chiếu các tình tiết trong vụ án trôn với các yếu tố cấu thành tội phạm của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau:
Các yếu tố cấu thành tội phạm | Các dấu hiệu pháp lí của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS năm 2015) | Các dấu hiệu thực tế trong vụ án trên |
Khách thể của tội phạm | Quan hệ sở hữu. | Quyền sở hữu tài sản của anh Thành. |
Quan hệ nhân thân. | Quyền tự do thân thể, tính mạng, sức khoẻ của cháu Đạt. | |
Mặt khách quan cùa tội phạm | Hành vi bát cóc con tin. | Hành vi Tuấn bát cóc Đạt, nhốt ở ngôi nhà hoang. |
Hành vi uy hiếp tinh thán người quàn lí tài sản. | Hành vi uy hiếp tinh thần anh Thành, làm anh Thành sợ mà phải giao tài sản cho Tuấn. | |
Mặt chủ quan của tội phạm | Lỗi cố ý trực tiếp. | Tuấn cố ý thực tiện hành vi chiếm đoạt tài sản. |
Mục đích phạm tội: mong muốn chiếm đoạt được tài sản. | Tuấn mong muốn chiếm đoạt được tài sản của anh Thành. | |
Chủ thể của tội phạm | Người có năng lực trách nhiệm hình sự. | Tuấn có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nên có năng lực trách nhiệm hình sự. |
Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. | Tuấn đã 21 tuồi nên đủ tuồi chịu trách nhiệm hình sự. |
3. Các chế định liên quan đến việc thực hiện tội phạm
Trong Luật Hình sự hiện nay có ba chế định liên quan đến việc thực hiện tội phạm gồm: các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.
3.1 Các giai đoạn thực hiện tội phạm
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm. Có ba giai đoạn phạm tội là chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.
Chuẩn bị phạm tội: là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 109; điểm a, khoản 2, Điều 113 hoặc điểm a, khoản 2, Điều 299 của BLHS năm 2015. Người chuẩn bị phạm tội được quy định trong khoản 2, Điều 14 BLHS năm 2015 thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ 3: Do có mâu thuẫn với B trong quan hệ làm ăn, A đã ra nước ngoài mua một khẩu súng K-54 về để chuẩn bị giết B. Tuy nhiên, A chưa thực hiện hành vi giết B thì bị bắt giữ. Trong trường hợp này A bị coi là phạm tội giết người (Điều 123 BLHS năm 2015) ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
Phạm tội chưa đạt: là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt (Điếu 15 BLHS năm 2015).
Ví dụ 4: Do có mâu thuẫn với B trong quan hệ làm ăn, A đã dùng sủng K-54 bắn vào đầu B để giết B. Tuy nhiên, do A run tay nên bắn không trúng B và B đã may mắn thoát chết. Trong trường hợp này A, bị coi là phạm tội giết người (Điều 123 BLHS năm 2015) ở giai doạn phạm tội chưa đạt.
Tội phạm hoàn thành: là trường hợp hành vi phạm tội đã thoả mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.
Ví dụ 5: Do có mâu thuẫn với B trong quan hệ làm ăn, A đã dùng súng K-54 bắn vào đầu B và làm B bị chết. Trong trường hợp này A, bị coi là phạm tội giết người (Điều 123 BLHS năm 2015) ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.
Một vấn đề liên quan đến các giai đoạn thực hiện tội phạm là trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Theo quy định tại Điều 16 BLHS năm 2015, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Ví dụ 6: Do có mâu thuẫn với B trong quan hộ làm ăn, A đã ra nước ngoài mua một khẩu súng K-54 về để giết B. Tuy nhiên, về đến Việt Nam, A thấy ân hận về hành vi phạm tội của mình và sợ nếu bị phát hiện có thể bị kết án tử hình nên A đã quyết định không giết B nữa và mang khẩu súng đi vứt xuống sông. Khi A mang súng đi vứt thì bị bẳt giữ. Trong trường hợp này, A đưực coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội về tội giết người (Điều 123 BLHS năm 2015) và được miễn trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Tuy nhiên, hành vi mua súng của A lại cấu thành một tội phạm độc lập là tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS năm 2015) nên A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.
3.2 Đồng phạm (Điều 17 BLHS năm 2015)
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Trong đồng phạm có bốn loại người thực hiện tội phạm gồm: người tổ chức, ngiiời thực hành, người xúi giục và người giúp sức.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Trong đồng phạm có một hình thức đồng phạm có tính nguy hiểm cao cho xã hội là phạm tội có tổ chức. Đây là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người phạm tội. Người phạm tội có tổ chức thường bị xử lí nghiêm khắc và chịu mức hình phạt nặng hơn so với người phạm tội không có tổ chức.
Ví dụ 7: A tổ chức cho B, C, D vào nhà bà X trộm cắp tài sản. Trước khi đi trộm cắp, A đã tìm hiều sơ đổ nhà và thói quen sinh hoạt trong gia đình bà X. Đêm 15/11/2016, A chỉ đạo cho B đi thị sát quanh nhà bà X, có dấu hiệu gì bất thường thì gọi về báo cho A. Khi B báo nhà bà X đã tắt đòn đi ngủ, A chỉ dạo cho C và D leo lên sân thượng nhà bà X, bẻ khoá cửa rỗi đột nhập vào trong nhà. C và D đã lấy được một xe máy trị giá 30 triệu đồng và 80 triệu đồng tiến mặt của gia đình bà X. Khi mở rộng điều tra phát hiện ra chính E là người xúi giục C và D tham gia vào vụ án đồng phạm này.
Trong vụ án này, A, B, C, D và E là đồng phạm với nhau trong tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS năm 2015). Trong đó, A là người tổ chức, B là người giúp sức, C và D là người thực hành, E là người xúi giục. Giữa A, B, C, D và E còn có sự câu kết chặt chẽ trong quá trình thực hiện tội phạm ncn được coi là trường hợp phạm tội có tổ chức.
3.3 Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
Một trong những đặc điểm của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội (gây thiệt hại hoăc đc doạ gây thiệt hại đáng kể cho xã hội). Tuy nhiên, trên thực tế, có những hành vi gây thiệt hại rất lớn cho xã hội nhưng do thực hiện trong hoàn cảnh và diều kiện nhất định nên được nhà làm luật quy định không phải chịu trách nhiệm hình sự. BLHS năm 2015 quy định các trường hợp này là những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (Chương IV). Theo quy định của BLHS năm 2015, các tình tiết này gồm: Sự kiện bất ngờ (Điều 20); Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21); Phòng vệ chính đáng (Điều 22); Tình thế cấp thiết (Điều 23); Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24); Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ (Điều 25); Thi hành mộnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cáp trôn (Điều 26).
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cẩn thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Tuy nhiên, nếu hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì bị coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 22 BLHS năm 2015).
Ví dụ 8: A cầm dao chẻ cùi đuổi theo B (là vợ A) để chém B. Chị B vừa chạy vừa kêu cứu. Anh c là hàng xóm chạy ra, nhặt được một cây gậy, nện vào tay A làm A bị rơi dao xuống đát ncn không chém được B; đồng thời c đã làm cho A bị gãy tay. Hành vi này của c được coi là phòng vệ chính đáng, không phải là tội phạm. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. Tuy nhiên, trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó bị coi là phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 23 BLHS năm 2015).
Ví dụ 9: Trong một vụ cháy rừng vào mùa khô, ở địa điểm giao thông trở ngại, không có phương tiện chữa cháy, lực lượng kiểm lâm đã kết hợp với chính quyền địa phương chặt bỏ 5 hecta rừng, thu dọn cành lá để đám cháy không thể lan ra 50 hecta rừng còn lại. Việc chặt 5 hecta rừng này được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết, không phạm tội.
Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật và cồng nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trcn trong lực lượng vũ trang nhân dân dể thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.
4. Trách nhiệm hình sự và hình phạt
Trách nhiệm hình sự: là một dạng của trách nhiệm pháp lí, thể hiện ở việc nhà nước buộc người phạm tội phải chịu những tác động pháp lí bất lợi trước nhà nước về việc thực hiện hành vi phạm tội của mình. Trách nhiệm hình sự được quy định trong BLHS, do Toà án áp dụng theo một trình tự và thủ tục luật định. Các hình thức của trách nhiệm hình sự gồm hình phạt, biện pháp tư pháp và án tích.
Hình phạt: là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Toà án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó (Điều 30 BLHS năm 2015). Khi quy định và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội, nhà nước không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm (Điều 31 BLHS năm 2015).
Trong Luật Hình sự Việt Nam hiện nay, hộ thống hình phạt được chia thành hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Hình phạt chính: là hình phạt được Toà án áp dụng một cách độc lập đối với một tội phạm. Đối với một tội phạm cụ thể, Toà án chỉ được áp dụng một hình phạt chính. Hiện nay, BLHS năm 2015 quy định bảy loại hình phạt chính được áp dụng đổi với cá nhân phạm tội gổm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình; ba loại hình phạt chính được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Hình phạt bổ sung: là hình phạt không thể áp dụng một cách độc lập đối với một tội phạm mà phải tuyên kèm theo hình phạt chính. Mỗi tội phạm có thề không áp dụng hình phạt bổ sung, có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung kèm theo hình phạt chính. Hiện nay, BLHS quy định bảy loại hình phạt bổ sung áp dụng đối với người phạm tội gổm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghế hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền và trục xuất (nếu không được áp dụng là hình phạt chính); ba loại hình phạt bổ sung áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội gổm: cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhát định, cấm huy động vốn, phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính.
5. Các biện pháp miễn, giảm trách nhiệm hình sự và hình phạt; xoá án tích
Miễn trách nhiệm hình sự: là việc cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền không buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã phạm. Người được miễn trách nhiệm hình sự sẽ không phải chịu hình phạt, biộn pháp tư pháp và án tích về tội mà hợ đã phạm.
Trong ví dụ 6 nêu trên, A được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vế tội giết người (Điều 123 BLHS năm 2015) và được miễn trách nhiệm hình sự về tội phạm này nên A sẽ không phải chịu hình phạt, biện pháp tư pháp và không có án tích về hành vi chuẩn bị giết người.
Miễn hình phạt: là việc Toà án không buộc người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu hình phạt về tội mà họ đã phạm. Người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội được miễn hình phạt sẽ không phải chịu hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Án treo: là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có diẽu kiện, được áp dụng đối với người bị xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì Toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phổi hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết dịnh buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định của BLHS.
Ví dụ 10: Trần Văn Lợi phạm tội trộm cắp tài sản, bị Toà án kết án 02 năm tù. Do Lợi có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên được Toà án cho hưởng án treo với thời gian thử thách 04 năm và giao Lợi cho chính quyền dịa phương nơi Lợi sinh sống phối hợp với gia đình Lợi để giám sát, giáo dục Lợi. Nếu trong 04 năm thử thách, Lợi không phạm tội mới thì Lợi sẽ không phải chấp hành hình phạt 02 năm tù trong bản án trên. Ngược lại, nếu trong 04 năm thử thách Lợi lại phạm tội mới thì Lợi sẽ phải chịu hình phạt 02 năm tù của tội trộm cắp tài sản trong bản án treo nêu trên và hình phạt của tội phạm mới.
Miễn chấp hành hình phạt: là việc các cơ quan có thẩm quyền không buộc người người bị kết án chấp hành một phán hoặc toàn bộ hình phạt đã tuyên trong bản án. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt là việc Toà án quyết dịnh cho người bị kết án được rút ngắn thời hạn cháp hành hình phạt đã tuyên trong bản án.
Hoãn chấp hành hình phạt tù: là việc Toà án quyết định chuyển thời điểm bắt chấp hành hình phạt sang một thời điểm khác muộn hơn.
Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù: là việc Toà án quyết định cho một người đang chấp hành hình phạt tù được tạm ngừng việc chấp hành hình phạt trong một khoảng thời gian nhất dịnh.
Người có một trong các căn cứ sau đây có thể được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù: Người bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khoẻ hồi phục; Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn cho đen khi con đủ 36 tháng tuổi; NLĐ duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt thì được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; Người bị kết án ve tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ thì được hoãn đến 01 năm.
Ví dụ 11: Chị Nguyễn Thị Hạnh phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý và bị Toà án kết án 05 năm tù. Sau khi bản án có hiệu lực thì chị Hạnh phát hiện có thai. Nếu chị Hạnh chưa chấp hành hình phạt tù thì Toà án có thể cho chị Hạnh được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con chị Hạnh đủ 36 tháng tuổi. Nếu chị Hạnh dang chấp hành hình phạt tù thì Toà án có thể cho chị Hạnh được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cho đến khi con chị Hạnh đủ 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu xét thấy việc hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có thể làm điều kiện cho chị Hạnh tiếp tục phạm tội mới thì Toà án có thể không áp dụng các biện pháp khoan hồng này đối với chị Hạnh.
Xoá án tích: là việc công nhận một người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội sau khi đã chấp hành xong bản án một khoảng thời gian nhẩt định và không phạm tội mới thì được coi như người chưa từng bị kết án. Thời hạn xoá án tích đối với người phạm tội tuỳ thuộc vào mức hình phạt chính đã tuyên trong bản án. Thời hạn xoá án tích đối với pháp nhân thương mại phạm tội là 02 năm kc từ khi chấp hành xong bản án. Việc xoá án tích tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội tái hoà nhập với xã hội.
Trong ví dụ 10, nếu sau 04 năm thử thách mà Lợi không phạm tội mới thì theo Điều 70 BLHS năm 2015, thời gian xoá án tích đối với hành vi trộm cắp của Lợi là 01 năm kể từ khi chấp hành xong bản án. Như vậy, kể từ khi bản án trên có hiệu lực pháp luật đến trước ngày Lợi được xoá án tích, Lợi sẽ phải chịu một số hậu quả xấu như nếu phạm tội mới trong thời gian này có thể bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm... Sau khi được xoá án tích, Lợi sẽ được coi như người chưa từng phạm tội, nếu phạm tội mới sẽ không bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.