Bài 1: Chủ trương đấu tranh từ năm 1930 đến năm 1939

Bài 1 Chủ trương đấu tranh từ năm 1930 đến năm 1939 trình bày nội dung, ý nghĩa của Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930, hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước trong những năm 1939 cùng với chủ trương, nhận thức mới của Đảng về đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ. Mời các bạn cùng tham khảo.

Tóm tắt lý thuyết

1. Trong những năm 1930-1935

1.1 Luận cương chính trị tháng 10-1930

Tháng 4-1930, sau thời gian học tập ở Liên Xô, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động. Tháng 7-1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Châ'p hành Trung ương Đảng. Từ ngày 14 đến ngày 30-10-1930, Hội nghị Ban Châp hành Trung ương Đảng họp lần thứ nhâl tại Hương Cảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng; thảo luận Luận cương chính trị của Đảng, Điều lệ Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị cử ra Ban Châ'p hành Trung ương chính thức và cử Trần Phú lảm Tổng Bí thư.

  • Nội dung của Luận cương:
    • Đã phân tích đặc điểm, tình hĩnh xã hội thuộc địa nửa phong kiến và nêu lên những vân đề cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương đo giai cấp công nhân lãnh đạo.
    • Chỉ rõ mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phẩn tử lao khổ với một bên lả dịa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.
    • Vạch ra phương hướng chiến lược của cách mạng Đống Dương là: lúc đầu cách mạng Đông Dương là một cuộc "cách mạng tư sản dân quyền", có tính chất thổ địa và phản đế, "tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng"1, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục "phát triển, bổ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa"2.
    • Khăng định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là: đánh đô phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để vả đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ để tiến hành cách mạng thổ địa thắng lợi, và có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa. Trong hai nhiệm vụ này, "Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền" và là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
    • Về lực lượng cách mạng: Giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Dân cầv là lực lượng đông đảo nhât và là dộng lực mạnh của cách mạng. Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe dế quốc và địa chủ chống lại cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đê quốc trong thời kỳ đầu. Chỉ có các phần tử lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp mới đi theo cách mạng mà thôi.
    • Về phương pháp cách mạng: Để đạt dược mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng lả đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông thì phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường "vỏ trang bạo động". Võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ thuật, "phải tuân theo khuôn phép nhà binh".
    • Về quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, vì thê giai cấp vô sản Đông Dương phải đoán kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp, và phải mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương.
    • Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện cốt vếu cho thắng lợi của cách mạng. Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, đại biểu chung cho quyền lợi của giai cấp vô sản ở Đông Dương, đấu tranh để đạt được mục đích cuối cùng lả chủ nghĩa cộng sản.
  • Ý nghĩa của Luận cương:
    • Luận cương chính trị khẳng định lại nhiều vân đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng mà Chánh cương vắn tắtSách lược vắn tắt đã nêu ra. Bên cạnh mặt thống nhất cơ bản, giữa Luận cương chính trị với Chánh cương vắn tắtSách lược vắn tắt có mặt khác nhau. Luận cương chính trị không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuần giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu; đánh giá không đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc và chưa thây được khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc, từ đó Luận cương đã không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đâ u tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai.
    • Nguyên nhân chủ yếu của những mặt khác nhau: Thứ nhất, Luận cương chính trị chưa tim ra và nắm vững những đặc điểm của xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam. Thứ hai, do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng "tả" của Quốc tê Cộng sản và một số đảng cộng sản trong thời gian đó. Chính vì vậy, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10-1930 đã không chấp nhận những quan điểm mới, sáng tạo, độc lập tự chủ của Nguyễn Ái Quốc được nêu trong Đường cách mệnh, Chánh cương vắn tắtSách lược vắn tắt. Ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, nêu lên tư tưởng chiến lược cách mạng đúng đắn của Đảng coi việc đoàn kết toàn dân thành một lực lượng thật rộng rãi, lấy công - nông làm hai động lực chính, là một nhân tô' quyết định thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc. Chỉ thị phê phán những nhận thức sai lầm trong Đảng đã tách rời vấn đề dân tộc với vân đề giai cấp, nhận thức không đúng về vấn đề đoàn kết dân tộc, về vai trò của Hội phản đề đồng minh trong cách mạng ở thuộc địa.

1.2 Chủ trương khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách mạng

Vừa mới ra đời, Đảng đã phát động được một phong trào cách mạng rộng lớn, mà đỉnh cao là Xôviết Nghệ - Tĩnh. Cao trào cách mạng 1930-1931 đã tập hợp được đông đảo quần chúng công nông, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn đế quốc, phong kiến với hình thức quyết liệt khắp cả Bắc, Trung, Nam, làm rung chuyển nền thống trị của chúng. Riêng ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh, chính quyền địch ở nhiều làng, xã bị tan rã, trở thành các làng đỏ do nhân dân làm chủ, xuât hiện chính quyền của nhân dân mô phỏng theo các Xôviết trong cách mạng Nga, đưa lại nhiều lợi ích thiêt thực cho nhân dân. Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng đang dâng cao, đê quốc Pháp và tay sai đã thẳng tay đàn áp, khủng bố hòng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam và tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương.

Hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn quần chúng yêu nước bị bắt, bị giết hoặc bị tù đày. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và các địa phương lần lượt bị phá vỡ. Toàn bộ Ban Châp hành Trung ương bị bắt. Tòa án của chính quyền thực dân Pháp mở các phiên tòa đặc biệt để xét xử những người cách mạng.

Tuy bị địch khủng bố ác liệt, Đảng ta và quần chúng cách mạng bị tổn thất nặng nề, song thành quả lớn nhât của phong trào cách mạng 1930-1931 mà quân thù không thể xóa bỏ được là: Đã khảng định trong thực tếquvền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua Đảng tiền phong của mình; đã đem lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng. Cao trào cũng đem lại cho đông đảo quần chúng, trước hết là công - nông, lòng tự tin ở sức lực cách mạng của bản thân mình dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhờ tinh thần và nghị lực phi thường được rèn luyện qua thực tiền đấu tranh cách mạng trong những năm 1930-1931, Đảng ta và quần chúng cách mạng đã vượt qua thử thách khó khăn, từng bước khôi phuc tổ chức đảng và phong trào cách mạng.

Sự khủng bố của kẻ thù không làm các chiến sĩ cách mạng và quần chúng yêu nước từ bỏ con đường cách mạng. Trong bối cảnh đó, một số cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân vẫn nô ra, nhiều chi bộ đảng ở trong nhà tù vần được thành lập, hệ thống tổ chức đảng từng bước được phục hồi.

Mặc đù bị thực dân Pháp khủng bố tàn bạo, một số tổ chức đảng ở Cao Bằng, Sơn Tây, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và nhiều nơi khác ở miền Nam vẫn được duv trì và bám chắc quần chúng để hoạt động. Nhiều đảng viên vượt tù đã tích cực tham gia khôi phục Đảng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Các Xứ ủy Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung Kỳ bị thực dân Pháp phá vỡ nhiều lẩn, đã lần lượt được lập lại trong năm 1931 và 1933. Nhiều tỉnh ủy, huyện ủy, chi bộ cùng lần lượt được phuc hồi. Ở miền núi phía Bắc, một số tổ chức của Đảng được thành lập.

Đầu năm 1932, trước tình hình các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và hầu hết ủy viên các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ bị địch bắt và nhiều người đã hy sinh, theo Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí chủ chốt ở trong và ngoài nước tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng. Tháng 6-1932, Ban lãnh đạo Trung ương đã cồng bố Chương trình hành dộng của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Chương trình hành động đã đánh giá hai năm đấu tranh của quần chúng công nông và khăng định: Công nông Đông Dương dưới sự lãnh dạo của Đảng Cộng sản sẽ nổi lên võ trang bạo dộng thực hiện những nhiệm vụ chống dế quốc, chống phong kiến và tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.

Để chuẩn bị cho cuộc võ trang bạo động sau này, Đảng phải đề ra và lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành những quyền lợi thiết thực hằng ngày, rồi dần đưa quần chúng tiến lên đấu tranh cho những vêu cầu chính trị cao hơn. Những yêu cầu chung trước mắt của đông đảo quần chúng được nêu lên trong Chương trình hành động là: thứ nhất, đòi các quyền tự đo tô chức, xuất bản, ngôn luận, đi lại trong nước và ra nước ngoài; thứ hai, bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, trả tự do cho tù chính trị, bỏ ngay chính sách đàn áp, giải tán Hội đồng đề hình; thứ ba, bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vô lý khác; thứ tư, bỏ các độc quyền về rượu, thuốc phiện và muối.

Chương trinh hành động còn đề ra những yêu cầu cụ thể riêng cho từng giai cấp và tầng lớp nhân dân; vạch rõ phải ra sức tuyên truyền mơ rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, củng cố và phát triển các đoàn thể cách mạng, nhất là công hội và nông hội; dẫn dắt quần chúng đấu tranh cho những quyền lợi hàng ngày tiến lên đấu tranh chính trị, chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền khi có điều kiện; trong xây dựng Đảng, phải làm cho Đảng vững mạnh, có kỷ luật nghiêm, giáo dục đảng viên về tư tưởng, chính trị, rèn luyện đảng viên qua đấu tranh cách mạng... Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng cũng được Đảng quan tâm lãnh đạo, nhât là chống chủ nghĩa duy tâm "nghệ thuật vị nghệ thuật", thực hiện "nghệ thuật vị nhân sinh".

Những yêu cầu chính trị ữước mắt cùng với những biện pháp tổ chức và đấu tranh do Đảng vạch ra trong Chương trình hành động năm 1932 phù hợp với điều kiện lịch sử lúc bây giờ. Nhờ vậy, phong trào cách mạng của quần chúng vả hệ thống tổ chức của Đảng đã nhanh chóng được khôi phục.

Tháng 3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc). Đại hội khảng định thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi phục phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức Đảng. Đại hội đề ra ba nhiệm vụ trước mắt là: củng cố và phát triển Đảng; đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng; mở rộng tuyên truvền chống đê quốc, chống chiến ữanh, ủng hộ Liên Xô, ủng hộ cách mạng Trung Quốc... Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 ủv viên, do đồng chí Lê Hồng Phong lảm Tổng Bí thư. Thành công của Đại hội đã khảng đinh trên thực tế phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức Đảng đã được khôi phục, mở ra một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Đông Dương.

2. Trong những năm 1936-1939

2.1 Hoàn cảnh lịch sử

  • Tình hình thế giới:
    • Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933 ơ các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao.
    • Chủ nghĩa phátxít đã xuất hiện và thắng thế ở một số nơi như phátxít Hítle ở Đức, phátxít Phrăngcô ở Tây Ban Nha, phátxít Mútxôlini ở Italia và phái Sĩ quan trẻ ở Nhật Bản. Chế độ độc tải phátxít là nền chuyên chính của những thế lực phản động nhất, sôvanh nhât, tàn bạo và dã man nhất. Chúng tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng và nô dịch các nước khác. Tập đoàn phátxít cẩm quyền ở Đức, Italia và Nhật đã liên kết với nhau thành khối "Trục", ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới và thực hiện mưu đồ tiêu diệt Liên Xô - thành trì cách mạng thế giới - nhằm hy vọng đẩy lùi phong trào cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ. Nguy cơ chủ nghĩa phátxít và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng nền hòa binh và an ninh quốc tế.
    • Trước tình hình đó, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva (tháng 7-1935) dưới sự chủ trì của G.Đimitơrốp. Đoàn đại biêu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội.
    • Đại hội xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phátxít.
    • Đại hội vạch ra nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chính quyền, mà là đấu tranh chống chủ nghĩa phátxít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình.
    • Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, các đảng cộng sản và nhân dân các nước trên thế giới phải thông nhât hảng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân rộng rải chống phátxít và chiên tranh, dòi tự do, dân chủ, hòa bình và cải thiện đời sống.
    • Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, Đại hội chỉ rõ: Do tình hình thế giới và trong nước thay đôi nên vấn đề lập mặt trận thông nhất chống dê quốc có tầm quan trọng dặc biệt.
  • Tình hình trong nước:
    • Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã tác động sâu sắc không những đến đời sống các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động, mà còn đến cả những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự đo, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
    • Tình hình trên đây làm cho các giai cấp và tầng lớp tuy có quyền lợi khác nhau, nhưng đều căm thù thực dân, tư bản độc quyền Pháp, và đều có nguyện vọng chung trước mắt là đấu tranh đòi được quyền sống, quvền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Trong lúc này, hệ thống tổ chức của Đảng vả các cơ sở cách mạng của quần chúng đã được khôi phục. Mặt khác, Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp ban hành một số chính sách dân chủ có lợi cho các thuộc địa. Đây là những yếu tố rất quan trọng, quyết định bước phát triển mới của phong trào cách mạng nước ta.

2.2 Chủ trương và nhận thức mới của Đảng

Trước những biến chuyển của tình hình trong nước và thế giới, đặc biệt dưới ánh sáng của chủ trương chuyên hướng chiến lược cửa Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản, trong những năm 1936-1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp Hội nghị lần thứ hai (tháng 7-1936), lần thứ ba (tháng 3-1937), lần thứ tư (tháng 9- 1937) và lần thứ năm (tháng 3-1938)... đề ra những chủ trương mới về chính trị, tổ chức và hình thức đâii tranh phù hợp với tình hình cách mạng nước ta.

  • Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh:
    • Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định, cách mạng ở Đông Dương vẫn là "cách mạng tư sản dân quyền - phản đế vả điền địa - lập chính quvền của công nông bằng hình thức Xôviết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa". Song, xét rằng, cuộc vận động quần chúng hiện thời cả về chính trị và tổ chức chưa tới trình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải quyết vân dề điền địa. Trong khi đó, yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tư do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậv, Đảng phải nắm lấy những yêu cầu này để phát động quần chúng đấu tranh, tạo tiền đề đưa cách mạng tiến lên bước cao hơn sau này.
    • Về kẻ thù của cách mạng: Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
    • Về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: Chống phátxít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Để thực hiện những nhiệm vụ trước mắt của cách mạng, Ban Chấp hành Trung ương quyết định thành lập Mặt trận nhân dân phản đế, bao gồm các giai cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn thể chính trị, xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, với nòng cốt là liên minh công - nông. Để phù hợp với yêu cầu tập hợp lực lượng cách mạng trong tình hình mới, Mặt trận nhân dân phản đế đã được đôi tên thảnh Mặt trận dân chủ Đông Dương.
    • Vê đoàn kết quốc tế: Đe tập trung, cô lập và chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng ở Đông Dương, đòi các quyền tự do, dân chủ, dân sinh, thì không những phải đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, "ủng hộ Mặt hận nhân dân Pháp", mà còn phải đề ra khâu hiệu "ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp" để cùng nhau chống lại kẻ thù chung là bọn phátxít ở Pháp và bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương.
    • Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Phải chuyển hình thức tổ chức bí mật, không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai vả nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm làm cho Đảng mở rộng sự quan hệ với quần chúng, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp. Trong khi tranh thủ mở rộng các hình thức tổ chức đấu tranh công khai, hợp pháp thì tránh sa vào chủ nghĩa công khai, mà phải giữ vững nguyên tắc củng cố và tăng cường tổ chức và hoạt động bí mật của Đảng, giữ vững mối quan hệ giữa bí mật và công khai, hợp pháp với không hợp pháp vả phải bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức đảng bí mật đối với những tổ chức và hoạt động công khai, hợp pháp.
  • Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ:
    • Trong khi đề ra chủ trương mới để lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh nhằm thực hiện các quyền dân chủ, dân sinh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đặt vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng ở Đông Dương. Trong văn kiện Chung quanh vân đề chiến sách mới công bố tháng 10-1936, Đảng đã nêu một quan điểm mới: "Cuộc dân tộc giải phóng không nhât định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là không thể nói rằng: muốn đánh đổ đê quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đê quốc. Lý thuyết ây có chỗ không xác đáng". Vì rằng, tùy hoàn cảnh hiện thực bắt buộc, nếu nhiệm vụ chống đế quốc là cần kíp cho lúc hiện thời, còn vâh đề giải quyết điền địa tuy quan trọng nhung chưa phải trực tiếp bắt buộc, thì có thể trước tập trung đánh đổ đế quốc rồi sau mới giải quyết vấn đề điền địa.
    • Nhưng cùng có khi vấn đề điền địa và phản đế phải liên tiếp giải quyết, vấn đề này giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động. Nghĩa là, cuộc phản đế phát triển tới trình độ võ trang tranh đấu kịch liệt, đồng thời, vì muốn táng thêm lực lượng tranh đấu chống đế quốc, cần phải phát triển cuộc cách mạng điền địa. "Nói tóm lại, nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đê thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng".
    • Đây là nhận thức mới của Ban Chấp hành Trung ương, phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và bước đầu khắc phục những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930.
    • Tháng 3-1939, Đảng ra bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thời cuộc nêu rõ họa phátxít đang đến gần, Chính phủ Pháp hiện đã nghiêng về phía hữu, ra sức bóp nghẹt tự do dân chủ, tăng cường bóc lột nhân dân và ráo riết chuẩn bị chiến tranh. Tuyên ngôn kêu gọi các tầng lớp nhân dân phải thống nhất hành động hơn nữa trong việc đòi các quyền tự do dân chủ, chống nguy cơ chiến tranh đế quốc.
    • Tháng 7-1939, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm Tự chỉ trích. Tác phẩm đã phân tích những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, tổng kết kinh nghiệm cuộc vận động dân chủ của Đảng, nhất là về đường lôi xây dựng Mặt trận dân chủ Đông Dương - một vân đề chính trị trung tâm của Đảng lúc đó. Tác phẩm Tự chỉ trích chăng những có tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh để khắc phục những lệch lạc, sai lầm trong phong trào vận động dân chủ, tăng cường đoàn kết nhât trí trong nội bộ Đảng, mà còn là một văn kiện lý luận quan trọng về xây dựng Đảng, về công tác vận động thành lập mặt trận thống nhất rộng rãi trong đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.
    • Tóm lại, trong những năm 1936-1939, chủ trương mới của Đảng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, các mối quan hệ giữa liên minh công - nông và mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và vân đề giai cấp, giữa phong trào cách mạng Đông Dương, phong trào cách mạng ở Pháp và trên thế giới; đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, thích hợp nhằm hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh cao hơn vì độc lập và tự do.
    • Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong thời kỳ này đánh dấu bước trưởng thành của Đảng về chính trị và tư tưởng, thể hiện bản lĩnh và tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng, mở ra một cao trào mới trong cả nước.
    • Cao trào dân chủ 1936-1939 thực sư là cuộc vận động cách mạng sâu rộng, hiếm có ở một xứ thuộc địa, đã tuyên truyền đường lối, chủ trương cách mạng của Đáng cho quảng đại quần chúng, mở rộng lực lượng và trận địa cách mạng, sáng tạo nên những hình thức tổ chức, hình thức đấu tranh mới linh hoạt, gắn kết phong trào cách mạng Đông Dương với cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa phátxít của nhân dân thế giới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?