80 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 2 VÀ CHƯƠNG 3 MÔN VẬT LÝ 10
Câu 1: Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng?
A. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2.
B. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.
C. F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2.
D. Trong mọi trường hợp: \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le \left| {{F_1} + {F_2}} \right|\)
Câu 2: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu?
A. 4 N B. 20 N
C. 28 N D. Đáp án khác
Câu 3: Có hai lực đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) . Gọi α là góc hợp bởi \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) và \(\overrightarrow F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} \). Nếu \(F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2} \) thì
A. α = 0° B. α = 90°
C. α = 180° D. 120°
Câu 4: Hai lực F1 = F2 hợp với nhau một góc α. Hợp lực của chúng có độ lớn
A. F = F1 + F2 B. F = F1 – F2
C. F = 2F1cos α D. F = 2F1cos(α/2)
Câu 5: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn
A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không bằng nhau về độ lớn. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 6: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính ?
A. Vật chuyển động tròn đều.
B. Vật chuyển động trên một đường thẳng.
C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.
D. Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.
Câu 7: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:
A. trọng lương. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực.
Câu 8: Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200cm trong thời gian 2s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là :
A. 40 N. B. 20 N. C. 2 N D. 100 N
Câu 9: Quả bóng khối lượng 500g bay với vận tốc 72km/h đến đập vuông góc vào một bức tường rồi bật trở ra theo phương cũ với vận tốc 54km/h. Thời gian va chạm là 0,05s. Tính lực của bóng tác dụng lên tường
A. 700 N B. 550 N C. 450 N D. 350 N
Câu 10: Một hợp lực 2N tác dụng vào một vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là
A. 8 m. B. 2 m. C. 1 m. D. 4 m.
Câu 11: Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6m/s². Lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc là
A. 1,5 m/s². B. 2 m/s². C. 4 m/s². D. 8 m/s².
Câu 12: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật
A. Cùng chiều với chuyển động.
B. Cùng chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi.
C. Ngược chiều với chuyển động và có độ lớn nhỏ dần.
D. Ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi
Câu 13: Khi vật chỉ chịu tác dụng của một lực duy nhất thì nó sẽ:
A. chỉ biến dạng mà không biến đổi vận tốc.
B. chuyển động thẳng đều mãi.
C. chỉ biến đổi vận tốc mà không bị biến dạng.
D. bị biến dạng hoặc biến đổi vận tốc.
Câu 14: Câu nào sau đây là đúng khi nói về lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trời và do Mặt Trời tác dụng lên Trái Đất.
A. Hai lực này cùng phương, cùng chiều.
B. Hai lực này cùng chiều, cùng độ lớn.
C. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
D. Phương của hai lực này luôn thay đổi và không trùng nhau.
Câu 15: Với các quy ước thông thường trong SGK, gia tốc rơi tự do của một vật ở gần mặt đất được tính bởi công thức
A. \(g = \frac{{GM}}{{{R^2}}}\) B. \(g = \frac{{GM}}{{{{(R + h)}^2}}}\)
C. \(g = \frac{{GMm}}{{{R^2}}}\) D. \(g = \frac{{GMm}}{{{{(R + h)}^2}}}\)
Câu 16: Một vật khối lượng 10 kg ở trên mặt đất có gia tốc rơi tự do go = 10 m/s². Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R: bán kính Trái Đất) thì có trọng lượng bằng
A. 100 N. B. 50 N. C. 25 N. D. 10 N.
Câu 17: Gia tốc rơi tự do của vật càng lên cao thì
A. càng tăng. B. càng giảm.
C. giảm rồi tăng D. không thay đổi.
Câu 18: Điều nào sau đây là SAI khi nói về phương và độ lớn của lực đàn hồi?
A. Với cùng độ biến dạng như nhau, độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật đàn hồi.
B. Với các mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với các mặt tiếp xúc.
C.Với các vật như lò xo, dây cao su, thanh dài, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của vật.
D. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của vật biến dạng.
Câu 19: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi lò xo có chiều dài 24cm thì lực dàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?
A. 22cm B. 28cm C. 40cm D. 48cm
Câu 20: Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy lò xo giãn một đoạn 2 cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150 g thì độ giãn của lò xo là:
A. 1 cm. B. 2 cm. C. 3 cm. D. 4 cm.
Câu 21: Chọn phát biểu đúng.
A. Lực ma sát luôn ngăn cản chuyển động của vật .
B. Hệ số ma sát trượt lớn hơn hệ số ma sát nghỉ.
C. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc diện tích tiếp xúc.
D. Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc.
Câu 22: Một vật có vận tốc đầu có độ lớn là 10m/s trượt trên mặt phẳng ngang . Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,10. Hỏi vật đi được quãng đường bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 10m/s².
A. 20 m. B. 50 m. C. 100 m. D. 500 m.
Câu 23: Một xe hơi chạy trên đường cao tốc với vận tốc có độ lớn là 15m/s. Lực hãm có độ lớn 3000N làm xe dừng trong 10s. Khối lượng của xe là
A. 1500 kg B. 2000kg C. 2500kg D. 3000kg
Câu 24: Chọn phát biểu sai.
A. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất do lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm.
B. Xe chuyển động vào một đoạn đường cong lực đóng vai trò hướng tâm luôn là lực ma sát.
C. Xe chuyển động đều trên đỉnh một cầu hình vòng cung, hợp lực của trọng lực và phản lực vuông góc đóng vai trò lực hướng tâm.
D. Vật nằm yên đối với mặt bàn nằm ngang đang quay đều quanh trục thẳng đứng thì lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm.
Câu 25: Một vật nặng 4,0kg được gắn vào một dây thừng dài 2m. Nếu vật đó quay tự do thành một vòng tròn quanh trục thẳng đứng gắn với đầu dây thì sức căng của dây là bao nhiêu khi căng tối đa và vật có vận tốc 5m/s?
A. 5,4 N. B. 10,8 N. C. 21,6 N. D. 50 N.
...
---Để xem tiếp nội dung câu 26-64, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Câu 65: Cho hai lực đồng quy có độ lớn là 9 N và 12 N. Độ lớn của hợp lực là:
A. 2 N. B. 25 N. C. 15 N. D. Không xác định được.
Câu 66: Ba lực tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu
A. dời chỗ giá của một trong ba lực. B. chia đôi độ lớn của hai trong ba lực.
C. nhân đôi độ lớn của một trong ba lực. D. dời chỗ điểm đặt của một lực trên giá của nó.
Câu 67: Một người gánh hai thúng: một thúng gạo và một thúng ngô, thúng nặng 300 N, thúng ngô nặng 200 N. Đòn gánh dài 1,5 m. Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Để đòn gánh cân bằng thì vai người ấy phải đặt ở điểm cách điểm treo thúng ngô bao nhiêu ?
A. 110 cm. B. 40 cm. C. 90 cm. D. 60 cm.
Câu 68: Hai lực song song, ngược chiều có tổng độ lớn 10 N, cùng tác dụng vào một vật. Biết mômen của ngẫu lực là 10 N.m. Cánh tay đòn của ngẫu lực là:
A. 0,5 m. B. 1 m. C. 2 m. D. 3 m
Câu 69: Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi các yếu tố nào sau đây ?
A. Vị trí của trọng tâm và mặt chân đế. B. Giá của trọng lực tác dụng lên mặt chân đế.
C. Mặt chân đế. D. Vị trí của trọng tâm.
Câu 70:. Cách nào sau đây làm tăng mức vững vàng của cân bằng ?
A. Điều chỉnh sao cho giá của trọng lực đi qua mặt chân đế.
B. Giảm độ cao trọng tâm và tăng khối lượng của vật.
C. Tăng diện tích mặt chân đế, giảm độ cao trọng tâm.
D. Giảm diện tích mặt chân đế và nâng cao trọng tâm.
Câu 71: Kết luận nào sau đây về điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực là đầy đủ ?
A. Hai lực phải cùng giá. B. Hai lực phải cùng độ lớn.
C. Hai lực phải ngược chiều nhau. D. Cả ba điều kiện trên.
Câu 72: Chọn câu sai. Một vật phẳng mỏng đồng chất có dạng một tam giác đều. Trọng tâm của vật đó nằm tại:
A. giao điểm của một đường cao và một đường phân giác.
B. giao điểm của một đường cao và một đường trung tuyến.
C. giao điểm của một đường trung trực và một đường phân giác.
D. một điểm bất kì nằm trong tam giác, không trùng với ba giao điểm trên.
Câu 73: Kết luận nào sau đây về điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là đầy đủ ?
A. Hợp lực của hai lực bất kì phải cân bằng với lực thứ ba. B. Ba lực đó phải có giá đồng phẳng.
C. Ba lực đó phải đồng quy. D. Ba lực đó phải đồng phẳng và đồng quy.
Câu 74: Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.
A. Momen của lực \(\overrightarrow F \) đối với trục quay là tích của lực với cánh tay đòn.
B. Momen của lực \(\overrightarrow F \) đối với trục quay là đại lượng đo bằng tích của lực với cánh tay đòn.
C. Momen của lực \(\overrightarrow F \) đối với trục quay là đậi lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay và được đo bằng tích độ lớn của lực với cánh tay đòn.
D. Momen của lực \(\overrightarrow F \) đối với trục quay là đậi lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay cảu lực quanh trục ấy và được đo bằng tích độ lớn của lực với cánh tay đòn.
Câu 75: Trường hợp nào sau đây, lực tác dụng vào một vật có trục quay cố định mà không làm cho vật quay ?
A. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
B. Lực có giá song song với trục quay.
C. Tổng đại số momen các lực tác dụng lên vật khác 0.
D. Momem của lực tác dụng lên vật theo chiều kim đồng hồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn momen của lực tác dụng lên vật theo chiều ngược lại.
Câu 76: Một người gánh một con lợn có trọng lượng 250 N và một hòn đá có trọng lượng 150 N. Đoàn gánh dài 0,96 m. Để đòn được cân bằng, người đó phải đặt vai ở điểm cách điểm treo con lợn một khoảng bao nhiêu ?
A. 48 cm. B. 36 cm. C. 60 cm. D. 24 cm.
Câu 77: Hãy chọn đáp án đúng. Hai người dùng đòn để khiêng một vật nặng 900 N. Điểm treo cách vai người thứ nhất 60 cm và cách vai người thứ hai 48 cm. Bỏ qua trọng lượng của đòn, tính lực tác dụng lên vai người thứ hai.
A. 500 N. B. 450 N. C. 400 N. D. 600 N.
Câu 78: Một xe tải lần lượt chở các vật liệu thép lá, gỗ, vải với trọng lượng bằng nhau. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau :
A. Khi xe chở vải thì trạng thái cân bằng của xe có mức vững vàng lớn nhất vì vải nhẹ.
B. Khi xe chở thép lá thì trọng tâm của xe lớn nhất, do đó trạng thái cân bằng của xe có mức vững vàng lớn nhất.
C. Khi xe chở thép lá thì kém an toàn nhất vì thép nặng.
D. Vì gỗ có sức nặng vừa phải nên xe chở gỗ có mức vững vàng cao nhất.
Câu 79: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đi trên dây là dạngcân bằng bền.
B. Dạng cân bằng của một hòn bi đồng chất trên mặt nằm ngang là cân bàng bền.
C. Dạng cân bằng của một vật rắn khi trọng tâm của vật ở phía dưới trục quay nằm ngang là cân bằng bền.
D. Dạng cân bằng của một cái thước có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm là cân bằng bền.
Câu 80: Một quả cầu đặc, một nữa bằng gỗ, một nữa bằng chì đặt trên một mặt nằm ngang. Quả cầu có thể nằm cân bằng ở dạng nào ?
A. Bền. B. Không bền.
C. Phiếm định. D. Hoặc A, hoặc B.
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 80 câu bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 2 và chương 3 môn Vật lý 10 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Chuyển động thẳng đều môn Vật lý 10
-
Bài tập Xác định vận tốc trung bình. Xác định các giá trị trong chuyển động thẳng đều
-
Phương trình chuyển động và Đồ thị toạ độ - thời gian của Chuyển động thẳng đều
Chúc các em học tập tốt !