ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN CÔNG NGHỆ 6
ĐỀ SỐ 1
Thời gian làm bài: 45 phút
(Gồm: 11 câu trắc nghiệm; 3 câu tự luận)
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM( 3 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau
Câu 1: Vitamin C có nhiều trong loại thực phẩm nào sau đây?
- Cam, chanh.
- Cà rốt, củ cải trắng.
- Gạo, đậu nành.
- Thịt lợn, tôm.
Câu 2: Vitamin D có tác dụng:
- Bổ mắt, ngăn ngừa khô mắt.
- Làm chắc răng, cứng xương.
- Tăng sức đề kháng.
- Cung cấp năng lượng.
Câu 3: Loại thực phẩm nên ăn hạn chế hoặc ăn ít là:
- Gạo, khoai.
- Thịt, cá.
- Đường, muối.
- Rau, quả tươi.
Câu 4: Không nên ăn nhiều mỡ động vật vì:
- Làm suy hô hấp.
- Dễ gây buồn ngủ.
- Nguy cơ gây bệnh tim mạch cao.
- Câu A, B và C đúng.
Câu 5: Các thay thế thực phẩm nào sau đây không làm thay đổi giá trị dinh dưỡng?
- Thịt lợn thay bằng cá.
- Thịt bò thay cải bắp.
- Thịt lợn thay bằng gạo.
- Thịt gà thay cải xanh.
Câu 6: Tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế, số bữa ăn chính trong gia đình thông thường sẽ là:
- 2.
- 3.
- 4.
- 5.
Câu 7: Nhiễm trùng thực phẩm là do sự xâm nhập của ………… vào thực phẩm.
- Vi khuẩn.
- Chất độc.
- Vi khuẩn có hại.
- Khói bụi.
Câu 8: Trong trang trí món ăn, người ta dùng quả cà chua để tỉa:
- Hoa huệ trắng.
- Hoa huệ tây.
- Hoa đồng tiền.
- Hoa hồng.
Câu 9: Mức nhiệt độ mà vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt gần như hoàn toàn là:
- Từ – 20 đến – 100C.
- Từ 0 đến 370C.
- Từ 50 đến 800C.
- Từ 100 đến 1150C.
Câu 10: Thức ăn dễ gây ngộ độc và rối loạn tiêu hóa:
- Thức ăn chế biến từ cá nóc.
- Thức ăn được đun nấu lại nhiều lần.
- Đồ hộp đã quá hạn sử dụng.
- Cả A, B, C đều đúng.
Câu 11: Nấu cơm là phương pháp làm chín thực phẩm bằng:Nước.
- Hơi nước.
- Nước và hơi nước.
- Dầu ăn.
Câu 12: Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu ……… do các thành viên trong gia đình tạo ra.
- Bằng tiền.
- Bằng hiện vật.
- Bằng tiền và bằng hiện vật.
- Mua sắm.
I. PHẦN TỰ LUẬN( 7 điểm)
Câu 1: (2 đ) Cho biết sự khác nhau giữa xào và rán, giữa nấu và luộc?
Câu 2: (2 đ) Vì sao phải thay thế thức ăn? Nên thay bằng cách nào?
Câu 3: (3 đ) Gia đình em có 6 người, sống ở nông thôn lao động chủ yếu là làm nông nghiệp. Một năm thu hoạch được 12 tấn thóc. Phần thóc để ăn là 3 tấn, số còn lại đem bán với giá 3000 đ/Kg .Tiền bán rau quả và các sản phẩm khác là 10 triệu đồng .
Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm.
Bình quân mỗi tháng, gia đình thu nhập bằng tiền là bao nhiêu?
----------------Hết--------------------
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ SỐ 1:
Nội dung | Điểm |
I. TRẮC NGHIỆM Câu 1:A Câu 2:B Câu 3:C Câu 4:C Câu 5:A Câu 6:B Câu 7:C Câu 8:D Câu 9:D Câu 10:D Câu 11:C Câu 12:C II. TỰ LUẬN Câu 1: * Xào:
* Rán:
Y Món luộc không có gia vị, luộc riêng từng loại động vật, thực vật. YMón nấu có gia vị, phối hợp giữa động vật và thực vật. Món nấu thường có độ nhừ hơn món luộc. Câu 2: Thay thế thức ăn cho gia đình mỗi ngày để tránh nhàm chán, cần thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng . Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn . Không nện có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc chung phương pháp chế biến . Câu 3: Số thóc bán: 12-3=9 tấn Đổi 9 tấn = 9000kg Số tiền bán thóc: 3000*9000=27 000 000 (đồng) Tổng thu nhập bằng tiền của gia đình trong 1 năm là: 27 000 000 + 10 000 000 = 37 000 000 (đồng) Bình quân mỗi tháng thu nhập: 37 000 000/12 = 3 083 000 (đồng) |
0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2đ
0,5đ 0,5đ 1đ 1đ |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN CÔNG NGHỆ 6
ĐỀ SỐ 2
Thời gian làm bài: 45 phút
(Gồm: 4 câu tự luận)
Câu 1 (5 điểm). Thế nào là bữa ăn hợp lí trong gia đình? Em hãy nêu những yếu tố cần thiết để tổ chức một bữa ăn hợp lí?
Câu 2 (3điểm). Hãy kể tên các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt? Cho biết sự khác nhau giữa xào và rán.
Câu 3 (1 điểm). Em hãy đề ra biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà?
Câu 4 (1 điểm). Em hãy xây dựng một thực đơn dùng cho bữa chiều ngày mai.
-----------------Hết-----------------
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ SỐ 2
ĐÁP ÁN | ĐIỂM |
Câu 1. - Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và các chất dinh dưỡng . - Các yếu tố cần thiết: + Nhu cầu của các thành viên trong gia đình + Điều kiện tài chính + Sự cân bằng chất dinh dưỡng + Thay đổi món ăn Câu 2. - Các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt: + Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước + Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước + Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa + Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo - Khác nhau: + Xào là đảo qua đảo lại thực phẩm trong chảo với lượng mỡ hoặc dầu vừa phải. + Rán là làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo khá nhiều , đun với lửa vừa, trong khoảng thời gian đủ làm chín thực phẩm. Câu 3. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà: Rửa tay sạch trước khi ăn. Vệ sinh nhà bếp. Rửa kĩ thực phẩm. Nấu chín thực phẩm. Đậy thức ăn cẩn thận. Bảo quản thực phẩm chu đáo. Câu 4. Học sinh biết trình bày thực đơn cho bữa ăn thường ngày có đủ: 3 món chính, 1 đến 2 món phụ. | 5đ 3đ
2đ
3đ 1đ
2đ
1đ
1đ
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN CÔNG NGHỆ 6
ĐỀ SỐ 3
Thời gian làm bài: 45 phút
(Gồm: 9 câu trắc nghiệm; 4 câu tự luận)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3điểm)
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Mua bảo hiểm y tế thuộc chi cho nhu cầu gì?
A. Chi cho bảo vệ sức khỏe B. Chi cho ăn uống
C. Chi cho học tập D. Chi cho giao tiếp xã hội
Câu 2. Mức chi tiêu cho các nhu cầu phụ thuộc vào?
A. Bố, mẹ B. Thành thị
C. Thu nhập của gia đình D. Nông thôn
Câu 3: Nên chọn quả cà chua như thế nào để tỉa hoa hồng?
A. To, vỏ mỏng B. Nhỏ, tròn đều, vừa chín tới
C. To, quả còn xanh D. Nhỏ, quả còn xanh
Câu 4: Thịt, cá bảo quản chất dinh dưỡng như thế nào khi chuẩn bị chế biến?
A. Cắt, thái rồi rửa sạch B. Bỏ vào tủ đông đá
C. Để chỗ nóng D. Rửa thật sạch rồi cắt, thái
Câu 5: Khi nấu thịt lâu thì sẽ mất vitamin gì ?
A. Vitamin A B. Vitamin B C. Vitamin C D. Vitamin D
Câu 6: Khi luộc thực phẩm cần lưu ý điều gì?
A. Cho thực phẩm vào trước khi nước sôi B. Khi luộc nên khuấy nhiều
C. Cho thực phẩm vào khi nước sôi D. Nên luộc thật kỹ
Câu 7: Chất xơ dùng để ngăn ngừa bệnh gì?
\A. Bệnh béo phì B. Bệnh suy dinh dưỡng
\C. Bệnh về tim mạch D. Bệnh táo bón
Câu 8: Nguồn cung cấp phần lớn chất đạm có ở?
\A. Thực vật B. Động vật C. Trái cây D. Cả A, B đúng
Câu 9: Nối cột A với cột B để có câu trả lời đúng
A | B |
1. Người lao động có thể tăng thu nhập bằng cách.. 2. Thu nhập của người nghỉ hưu là… 3. Người nghỉ hưu, ngoài lương hưu có thể… 4. Làm các công việc nội trợ giúp đỡ gia đình cũng là… | a. lương hưu. b. làm kinh tế phụ để tăng thu nhập. c. góp phần tăng thu nhập gia đình. d. Làm thêm giờ, tăng năng suất lao động. |
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Em hãy cho biết nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn?
Câu 2: (2 điểm) Em hãy trình bày các nguồn thu nhập của gia đình?
Câu 3: (1 điểm) Em hãy trình bày những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm
Câu 4: (1 điểm) Em đã làm gì để tiết kiệm?
-----------------Hết---------------
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ SỐ 3:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu trả lời đúng đạt 0.25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | C | B | D | B | C | D | B |
Câu 9: 1d, 2a, 3b, 4c
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn
- Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn (1đ)
- Bữa ăn thường ngày có 3 đến 4 món ăn: Thường sử dụng các loại thực phẩm thông dụng, chế biến đơn giản
- Bữa tiệc liên hoan, chiêu đãi có 5 món trở lên: Thường sử dụng thực phẩm cao cấp, được chế biến công phu, trình bày đẹp.
- Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn (1đ)
- Bữa ăn thường ngày gồm các món chính: canh, mặn, xào hoặc luộc và dùng với nước chấm
- Bữa ăn liên hoan, chiêu đãi thường gồm đủ các loại món ăn được cơ cấu như sau:
- Món khai vị
- Món ăn sau khai vị
- Món ăn chính
- Món ăn thêm
- Món tráng miệng
- Đồ uống
- Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế (1đ)
- Cân bằng dinh dưỡng giữa 4 nhóm thức ăn, chọn thức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình
Câu 2: Các nguồn thu nhập của gia đình
- Thu nhập bằng tiền (1đ)
- Tiền lương, tiền thưởng
- Tiền làm ngoài giờ
- Tiền bán sản phẩm
- Tiền lãi bán hàng
- Tiền lãi tiết kiệm
- Tiền trợ cấp của xã hội
- Tiền lương hưu
- Tiền học bổng
- Thu nhập bằng hiện vật (1đ)
- Tôm, cá, heo, gà, vịt…
- Rau, củ, hoa, quả
- Lúa, ngô, khoai sắn…
- Sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, mây tre, may mặc….
Câu 3: Các biện pháp đảm bảo an toàn khi mua sắm thực phẩm (1đ)
- Các loại thực phẩm tươi sống phải mua loại tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh
- Các thực phẩm đóng hộp có bao bì phải chú ý đến hạn sử dụng
- Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín.
Câu 4: Học sinh có thể trả lời một số việc làm tiết kiệm như: Để dành 1 phần tiền ăn sáng; giữ gìn cẩn thận đồ dùng học tập; mua quần áo, giày dép phù hợp với kinh tế của gia đình; tiết kiệm điện; tiết kiệm nước…(1đ)
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Nội dung ở trên chỉ trích dẫn một số đề thi trong Tuyển tập 5 đề thi học kỳ 2 Công nghệ 6 có đáp án. Để xem được trọn bộ đề thi, các em vui lòng chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập tài khoản trên trang Chúng tôi.net để tải toàn bộ đề thi về tham khảo các em nhé.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm Đề cương ôn thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 năm 2017 để củng cố kiến thức trước khi thử sức bộ đề thi này.
Chúc các em ôn tập thật tốt và đạt kết quả cao nhất!