ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 10
HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2016 – 2017
(Trắc nghiệm mang tính chất tham khảo)
Câu 1: Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?
A. Cung cấp những thông tin về giống.
B. Tạo số lượng lớn hạt giống cung cấp cho đại trà.
C. Duy trì độ thuần chủng của giống.
D. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng.
Câu 2: Công tác xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng là:
A. Khảo nghiệm giống cây trồng B. Sản xuất giống cây trồng
C. Nhân giống cây trồng D. xác định sức sống của hạt
Câu 3: Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa giống mới vào:
A. Sản xuất.
B. Trồng, cấy.
C. Phổ biến trong thực tế.
D. Sản xuất đại trà.
Câu 4: Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ như thế nào?
A. Không sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới.
B. Không được công nhận kịp thời giống.
C. Không biết được những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác.
D. Không biết sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống.
Câu 5: Quy trình thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng:
A. TN k.tra kĩ thuật →TN so sánh giống → TN sx quảng cáo.
B. TN so sánh giống → TN k.tra kĩ thuật → TN sx quảng cáo.
C. TN sx q.cáo →TN ktra kĩ thuật → TN so sánh giống
D. TN so sánh giống → TN sx quảng cáo → TN kiểm tra kĩ thuật.
Câu 6: Thí nghiệm so sánh giống nhằm mục đích gì?
A. Để mọi người biết về giống mới.
B. So sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà.
C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật.
D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.
Câu 7: Một xã X mới nhập về một giống lúa mới đang được sản xuất phổ biến nơi đưa giống đi, để mọi người sử dụng giống này trước hết họ phải làm gì?
A. Làm thí nghiệm so sánh giống.
B. Làm thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.
C. Làm thí nghiệm quảng cáo.
D. Không cần làm thí nghiệm mà cho sản xuất đại trà ngay.
Câu 8: Nội dung của thí nghiệm so sánh là:
A. Bố trí thí nghiệm trên diện rộng
B.Bố trí sản xuất so sánh các giống với nhau.
C. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà.
D. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau.
Câu 9: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm mục đích gì?
A. Để mọi người biết về giống mới.
B. So sánh giống mới nhập nội với giống đại trà.
C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật.
D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.
Câu 10: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm xác định:
A. Mật độ, thời vụ gieo trồng, chế độ phân bón.
B. Khả năng chống chịu.
C. Khả năng thích nghi.
D. Năng suất,chất lượng.
Câu 11: Giống được cấp giấy chứng nhận Giống Quốc Gia khi đã đạt yêu cầu của:
A. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo. B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.
C. Thí nghiệm so sánh giống. D. Không cần thí nghiệm.
Câu 12: Bố trí trên diện rộng, tổ chức hội nghị đầu bờ và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng là hoạt động của thí nghiệm?
A. So sánh giống. B. Kiểm tra kỹ thuật.
C. Sản xuất quảng cáo. D. Nuôi cấy mô.
Câu 13: Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng:
A. Sản xuất hạt giống SNC
B. Đưa giống mới phổ biến nhanh vào sản xuất.
C. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.
D. Tạo ra số lượng lớn cần thiết để cung cấp cho sx đại trà
Câu 14: Quá trình hạt giống được cơ quan chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà phải trải qua các giai đoạn sản xuất hạt giống sau:
A. Từ hạt tác giả → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
B. Giống thoái hóa → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
C. Giống nhập nội → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
Câu 15: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là:
A. Do hạt nguyên chủng tạo ra B. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra
C. Để nhân ra một số lượng hạt giống D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà
Câu 16: Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được dựa vào các . . . . .của cây trồng.
A. Đặc điểm hình thái. B. Đặc điểm sinh lí.
C. Phương thức sinh sản. D. Phương thức dinh dưỡng.
Câu 17: Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo khác với tự thụ phấn là:
A. Sx ra hạt giống xác nhận
B. Lựa chọn ruộng sx giống ở khu cách li.
C. Chọn lọc ra các cây ưu tú
D. bắt đầu sx từ giống SNC
Câu 18: Sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo vì sao phải chọn ruộng cách li?
A. Khi thụ phấn sẽ bị tạp giao. B. Để đạt chất lượng tốt
C. Hạt giống là SNC D. hạt giống là hạt bị thoái hóa
Câu 19: Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn được tiến hành như sau
A. Từ hạt tác giả → hạt siêu nguyên chủng→ hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
B. Giống thoái hóa → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
C. Giống nhập nội → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
Câu 20: Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì nào?
A. Hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.
B. Hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → đánh giá dòng → nhân giống xác nhận.
C. Nhân giống nguyên chủng → hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.
D. Đánh giá dòng → hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.
Câu 21: Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi:
A. Cây chưa ra hoa
B. Hoa đực chưa tung phấn.
C. Hoa đực đã tung phấn
D. Cây đã kết quả
Câu 22: Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ?
A. Phục tráng B. Tự thụ phấn C. Thụ phấn chéo D. Duy trì
Câu 23: Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa ( không còn giống siêu nguyên chủng) thì quy trình sản xuất hạt giống được tiến hành theo quy trình nào ?
A. Sơ đồ phục tráng. B. Hệ thống sản xuất giống.
C. Sản xuất giống cây thụ phấn chéo. D. Sơ đồ duy trì
Câu 24: Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ theo phương thức duy trì và phục tráng khác nhau ở :
A. Chọn lọc hỗn hợp qua thí nghiệm so sánh
B. Thời gian chọn lọc dài
C. Vật liệu khởi đầu
D. Quy trình chọn lọc và vật liệu khởi đầu.
Câu 25: Trong quá trình sản xuất giống cây ngô cần?
A. Loại bỏ ngay cây xấu trước khi tung phấn.
B. Loại bỏ cây xấu sau khi tung phấn.
C. Các hạt của các cây giống cần để riêng.
D. Bỏ qua khâu đnáh giá dòng.
Câu 26: Khi có 1 giống lạc( đậu phộng) mới siêu nguyên chủng với số lượng ít thì?
A. Sản xuất hạt giống trên theo sơ đồ duy trì.
B. Sản xuất hạt giống theo sơ đò phục tráng.
C. Sản xuất hạt giống theo sơ đồ ở cây trồng thụ phấn chéo.
D. Đem giống siêu nguyên chủng vào sản xuất đại trà.
Câu 27: Quy trình sản xuất giống cây rừng được thực hiện theo sơ đồ nào?
A. Khảo nghiệm – chọn cây trội - chọn cây đạt tiêu chuẩn - nhân giống cho sản xuất.
B. Chọn cây trội – khảo nghiện – nhân giống cho sản xuất.
C. Chọn cây trội – khảo nghiệm – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.
D. Chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.
Câu 28: Dùng thuốc thử Carmin ngâm hạt sau 15 phút người ta thấy những hạt có nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết, nếu nội nhũ không bị nhuộm màu là hạt sống. Thí nghiệm trên dùng để
A. Xác định sức sống của hạt.
B. Kiểm tra kỹ thuật bảo quản hạt giống.
C. Kiểm tra khả năng bắt màu của hạt.
D. Xác định các loại hạt giống.
Câu 29: Người ta làm thí nghiệm xác định sức sống với 50 hạt giống thì thấy có 6 hạt bị nhuộm màu. Tỉ lệ hạt sống là?
A. 87%. B. 86%.
C. 85%. D. 88%.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích đoạn một phần câu hỏi và đáp án trong Bộ 132 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Học kì I môn Công Nghệ lớp 10 có đáp án năm 2016-2017
Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Đề Kiểm tra 15 phút môn Công Nghệ HK I có đáp án chi tiết năm học 2016-2017
-
Đề thi Học kì 1 môn Công Nghệ lớp 11 có đáp án năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực
Chúc các em học tập tốt !