Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Địa Lý 10-THPT Nguyễn Trung Trực

SỞ GD&ĐT AN GIANG

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2016 – 2017

MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Để biết được cấu trúc của Trái Đất người ta dựa chủ yếu vào:

A. Nguồn gốc hình thành Trái Đất

B. Những mũi khoan sâu trong lòng đất

C. Nghiên cứu đáy biển sâu

D. Nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất

Câu 2: Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái đất là do:

A. Trục Trái đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt trời

B. Lực Coriolit tác động

C. Trái đất hình cầu và tự quay quanh trục

D. Trục Trái đất nghiêng và luôn đổi phương khi chuyển động quanh Mặt trời

Câu 3: Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là:

A. Nhiệt bên trong lòng đất

B. Nhiệt của bề mặt đất được Mặt Trời đốt nóng

C. Nhiệt độ từ các tầng khí quyển trên cao đưa xuống

D. Bức xạ trực tiếp từ Mặt Trời được không khí tiếp nhận

Câu 4: Hang động ngập nước là kết quả của

A. Quá trình phong hóa lí học.

B. Quá trình phong hóa đá vôi với tác nhân là sinh vật.

C. Sự hòa tan đá vôi do nước.

D. Các tác nhân ôxi và axit hữu cơ phong hóa đá vôi.

Câu 5: Thời điểm trong năm ở mọi nơi trên bán cầu Bắc có thời gian ban ngày dài bằng thời gian ban đêm (bằng 12 giờ) là

A. Tất cả các ngày trong năm.                           B. Ngày 22/6.

C. Ngày 22/12.                                                      D. Ngày 21/3 và 23/9.

Câu 6: Gió mùa là loại gió thổi:

A. Thường xuyên, có mưa nhiều quanh năm.

B. Thường xuyên, hướng gió hai mùa ngược nhau.

C. Theo mùa, hướng gió hai mùa ngược nhau.

D. Theo mùa, tính chất gió hai mùa như nhau.

Câu 7: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm:

A. Người đứng ở các vĩ tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời ở độ cao khác nhau

B. Mọi nơi trên Trái Đất sẽ thấy vị trí của Mặt Trời trên bầu trời giống nhau

C. Ở phía Tây sẽ thấy Mặt Trời xuất hiện sớm hơn

D. Người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời ở độ cao khác nhau

Câu 8:                 

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Câu ca dao nói đến hiện tượng địa lí tự nhiên nào sau đây:

A. Ngày và đêm dài bằng nhau ở khắp mọi nơi        

B. Ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa

C. Ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ  

D. Ngày địa cực, đêm địa cực

Câu 9: Giờ quốc tế được lấy theo giờ của:

A. Múi giờ số 7              B. Múi giờ số 0              C. Múi giờ số 23            D. Múi giờ số 1

Câu 10: Thế nào là hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. Thời điểm Mặt Trời lên cao nhất trên bầu trời ở một địa phương.

B. Khi tia sáng Mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt Trái Đất.

C. Lúc 12 giờ trưa hằng ngày.

D. Khi tia sáng Mặt trời chiếu thẳng góc với chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Câu 11: Dựa vào hình 1, Ở Bán cầu Bắc vào ngày 22/6 mặt trời chiếu thẳng góc tại:

A. Xích đạo                    B. Chí tuyến Nam         C. Chí tuyến Bắc           D. Vùng cực

Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu làm cho các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt là

A. Tác động của hoàn lưu khí quyển.              

B. Sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

C. Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.             

D. Ảnh hưởng của các dòng biển (nóng và lạnh).

Câu 13: Thứ tự theo chiều từ gần đến xa Mặt Trời của 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời:

A. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Thổ tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

B. Kim tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh.

C. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

D. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

Câu 14: Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm là:

A. Không khí co lại, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng  

B. Không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng

C. Không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng   

D. Không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.

Câu 15: Để biểu hiện sự phân bố  khoáng sản (mỏ sắt) trên bản đồ người ta sử dụng kí hiệu

A. Hình học                   B. Đường                        C. Biểu đồ                       D. Chấm điểm

Câu 16: Hiện tượng uốn nếp là hiện tượng các lớp đá uốn thành nếp,nhưng:

A. Giữ nguyên tính chất liên tục của đá.        

B. Cường độ nén ép tăng.

C. Tính chất liên tục của đá bị phá vỡ.            

D. Cường độ nén ép giảm.

Câu 17: Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Nam các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch hướng:

A. Về phía bên phải theo hướng chuyển động          

B. Về phía bên trái theo hướng chuyển động

C. Về phía bên trên theo hướng chuyển động          

D. Về phía xích đạo

Câu 18: Theo qui ước nếu đi từ phía Đông sang phía Tây qua đường chuyển ngày quốc tế thì:

A. Tăng thêm 1 ngày lịch

B. Lùi lại 1 ngày lịch

C. Không cần thay đổi ngày lịch

D. Tăng hay lùi 1 ngày lịch là tuỳ qui định mỗi quốc gia

Câu 19: Một trận bóng đá ở Anh khai mạc vào lúc 18 giờ GMT ngày 6/1, Vậy ở Việt Nam được xem truyền hình trực tiếp vào lúc:

A. 1 giờ ngày 7/1          B. 2 giờ ngày 7/1          C. 7 giờ ngày 6/1          D. 1 giờ ngày 6/1

Câu 20: Thổi mòn là quá trình bóc mòn do tác động của nhân tố:

A. Sóng biển                  B. Băng hà                      C. Nước chảy                D. Gió

Câu 21: Khối khí chí tuyến được kí hiệu là T, có tính chất:

A. Nóng ẩm                    B. Rất lạnh                     C. Lạnh                           D. Rất nóng

[--xem online hoặc tải về máy--]

Trên đây là một phần Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lý lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực. Để xem đầy đủ nội dung đề và đáp án các em hãy xem online hoặ tải về máy để thuận lợi cho việc tham khảo và ôn tập của mình. Chúc các em học tốt. 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?