1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Cha mẹ sinh con đều ước mong con khôn lớn, tiếp nối truyền thống của gia đình, quê hương. Đó là tình yêu con cao đẹp nhất.
- Y Phương cũng nói lên điều đó nhưng bằng hình thức người tâm tình, dặn dò con, nên đem đến cho bài thơ “Nói với con” giọng thiết tha, trìu mến, tin cậy.
b. Thân bài
-
Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người
- Người con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ (Phân tích câu đầu)
- Gợi cảnh đứa trẻ chập chững tập đi rất chính xác.
- Tạo được không khí gia đình đầm ấm, niềm vui của cha mẹ khi đón nhận từng biểu hiện lớn lên của đứa trẻ.
- Con lớn lên trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương
- Cuộc sống lao động cần cù, tươi vui (Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát).
- Rừng núi quê hương thơ mộng và tình nghĩa (Rừng cho hoa; Con đường cho những tấm lòng).
- Người con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ (Phân tích câu đầu)
-
Mượn lời nói với con để truyền cho con niềm tự hào về quê hương và bày tỏ lòng mong ước của người cha đối với con
- Tự hào về người đồng mình gian khổ mà can đảm
- Nhắc đến người đồng mình bằng những câu cảm thấn (Yêu lắm, thương lắm con ơi!…) : tình quê thật thắm thiết, đằm thắm, cách bộc lộ mộc mạc chân thành.
- Người đồng mình sống vất vả nhưng chí lớn (Cao đo nỗi buồn; Xa đo chí lớn,…).
- Mong con gắn bó với quê nghèo thì phải biết chấp nhận vượt qua gian khổ để xây dựng quê hương: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trên thung không chê thung nhèo đói/ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc.”
- Tự hào về người đồng mình mộc mạc nhưng giàu ý chí, niềm tin
- Thô sơ da thịt, chẳng bé nhỏ,…
- Giàu truyền thống kiên trì, nhẫn nại làm nên văn hoá độc đáo (đục đá kê cao quê hương… làm phong tục,…).
- Niềm mong muốn càng tha thiết khi con trưởng thành
- Bốn câu thơ cuối hầu như chỉ nhắc lại hai ý trên, nhưng cách nói mạnh hơn:
- Tự hào về người đồng mình gian khổ mà can đảm
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”
→ Cũng dùng câu đối lập kết hợp câu phủ định để khẳng định, nhưng thay từ mạnh hơn (ở trên thì … thô sơ da thịt – chẳng mấy ai nhỏ bé…; còn ở cuối …tuy thô sơ da thịt – không bao giờ nhỏ bé …).
⇒ Kết hợp với tiếng gọi “Con ơi”, với những câu cầu khiến “Lên đường”, “Nghe con”: tạo nên giọng điệu dặn dò, khuyên bảo, thôi thúc,…
c. Kết bài
- Cùng với cách nói giàu hình ảnh vừa cụ thể vừa khái quát, vừa mộc mạc, vừa ý vị sâu xa là giọng điệu tâm tình thắm thiết, trìu mến dặn dò, phù hợp với cách diễn tả cảm xúc và tâm hồn chất phác của người miền núi.
- Bài thơ diễn tả rất sâu sắc tình yêu con và ước mong của cha mẹ là con được nuôi dưỡng trong tình gia đình quê hương đằm thắm thì lớn lên phải tình nghĩa thuỷ chung, luôn tự hào và phát huy được truyền thống của tổ tiên quê nhà.
Bài văn mẫu
Đề bài: Vẻ đẹp tình cha con qua bài thơ “Nói với Con” – Y Phương.
Gợi ý làm bài
Tình cảm gia đình vốn là một đề tài xuyên suốt trong nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Trong tư tưởng Nho giáo, người đàn ông được đề cao và được xem là nhân tố cấu thành và chi phối các mối quan hệ xã hội. Thế nhưng, với nền văn hóa trọng mẫu, những tác phẩm viết về tình mẹ vẫn chiếm ưu thế hơn. Hiếm hoi mới có tác phẩm hay viết về tình cha. Với truyện ngắn “Lão Hạc”, Nam Cao đã tạc vào nền văn học bức tượng đài tình cha con vĩ đại trong hoàn cảnh đói khổ cùng cực. Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng đã phát hiện ra vẻ đẹp tình cha con thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Còn Y Phương, qua bài thơ “Nói với con” đã đêm đến cho ta vẻ đẹp tình cha con thắm thiết trong lời dặn chân thành, mộc mạc mang đậm chất Tày.
Y Phương viết bài thơ Nói với con năm 1980, khi đất nước đã giải phóng. Đó là thời điểm đất nước gặp vô vàn khó khăn do cuộc chiến tranh kéo dài để lại. Nền kinh tế bị phá hoại nặng nề, sản xuất yếu kém, trì trệ, con người khi bước ra khỏi cuộc chiến có nhiều thay đổi, khó giữ được mình trước sự cám dỗ của đời sống vật chất. Hiện tượng trộm cướp nảy sinh. Con ngườitrong cuộc giành giật sự sống trở nên lừa dối, tham nhũng, tha hóa đạo đức, đánh mất nhân cách, rời bỏ nguồn cội, phủ nhận quá khứ.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --
Nhỏ nhẹ như lời tâm tình thủ thỉ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp tình cha con thắm thiết. Qua lời tâm sự, dặn dò con trẻ lúc ban sơ, người cha thể hiện niềm tự hào lớn lao về nguồn cội quê hương và mong muốn con sau này phải trân trọng, gìn giữ lấy những giá trị cao đẹp mà người đồng mình đã muôn đời gìn giữ. Cùng với cách nói giàu hình ảnh vừa cụ thể vừa khái quát, vừa mộc mạc, vừa ý vị sâu xa là giọng điệu tâm tình thắm thiết, trìu mến dặn dò, phù hợp với cách diễn tả cảm xúc và tâm hồn chất phác của người miền núi.
Bài thơ diễn tả rất sâu sắc tình yêu con và ước mong của cha mẹ là con được nuôi dưỡng trong tình gia đình quê hương đằm thắm thì lớn lên phải tình nghĩa thuỷ chung, luôn tự hào và phát huy được truyền thống của tổ tiên quê nhà.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn phân tích vẻ đẹp tình cha con qua bài thơ Nói với Con của nhà thơ Y Phương sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)