Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 10 Bài 9: Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm.
Câu hỏi trắc nghiệm (14 câu):
-
Câu 1:
Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng ?
- A.F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2
- B.F không bao giờ bằng F1 hoặc F2
- C.F luôn luôn lớn hơn cả F1 v F2
- D.Trong mọi trường hợp : \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le \left| {{F_1} + {F_2}} \right|\)
-
Câu 2:
Độ lớn của hợp lực hai lực đồng qui hợp với nhau góc \(\alpha \) là :
- A.\(F_{}^2 = {F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}\cos \alpha \)
- B.\(F_{}^2 = {F_1}^2 + F_2^2 - 2{F_1}{F_2}\)cos\(\alpha \)
- C.\(F = {F_1} + F_2^{} + 2{F_1}{F_2}\)
- D.\(F_{}^2 = {F_1}^2 + F_2^2 - 2{F_1}{F_2}\)cos\(\alpha \)
-
Câu 3:
Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào là độ lớn của hợp lực ?
- A.1N
- B.2N
- C.15N
- D.25N
-
Câu 4:
Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 10 N. Góc giữa hai lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 10 N?
- A.90 0
- B.120 0
- C.60 0
- D.0 0
-
Câu 5:
Phân tích lực thành hai lực theo hai phương OA và OB (hình vẽ). Giá trị nào sau đây là độ lớn của hai lực thành phần.
- A.\(F_1 = F_2 = F\)
- B. \(F_1 = F_2 =\frac{1}{2}F\)
- C.\(F_1 = F_2 = 1,15F\)
- D. \(F_1 = F_2 = 0,58F\)
-
Câu 6:
Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai?
- A.Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
- B.Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
- C.Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành.
- D.Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.
-
Câu 7:
Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 5 N và F2. Biết hợp lực trên có độ lớn là 25 N. Giá trị của F2 là
- A.10 N.
- B.20 N.
- C.30 N.
- D.40 N.
-
Câu 8:
Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 3 N là 4 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực nàu có độ lớn là
- A.7 N.
- B.5 N.
- C.1 N.
- D.12 N.
-
Câu 9:
Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực thành phần có độ lớn 6 N là 8 N. Biết hợp lực của hai lực này có giá trị 10 N, góc tạo bởi hai lực này là
- A. 90o.
- B.30o.
- C.45o.
- D.60o.
-
Câu 10:
Hai lực có giá đồng quy có độ lớn 7 N và 13 N. Độ lớn hợp lực của hai lực này không thể có giá trị nào sau đây?
- A.7 N.
- B.13 N.
- C. 20 N.
- D.22 N.
-
Câu 11:
Một vật chịu tác dụng của bốn lực đồng phẳng, đồng quy nằm ngang gồm lực F1 = 10 N hướng về phía Đông, lực F2 = 20 N hướng về phía Bắc, lực F3 = 22 N hướng về phía Tây, lực F4 = 36 N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực do các lực này tác dụng lên vật là
- A.28 N.
- B.20 N.
- C.4 N.
- D.26,4 N.
-
Câu 12:
Hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F có thể
- A.nhỏ hơn F.
- B.lớn hơn 3F.
- C.vuông góc với lực F.
- D.vuông góc với lực 2F.
-
Câu 13:
Lực 10 N là hợp lực của cặp lực nào dưới đây ? Cho biết góc giữa cặp lực đó.
- A.3 N, 15 N ; 120o;
- B.3 N, 13 N ; 180o.
- C. 3 N, 6 N ; 60o.
- D.3 N, 5 N ; 0o.
-
Câu 14:
Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6 N, 8 N và 10 N. Hỏi góc giữa hai lực 6 N và 8 N bằng bao nhiêu ?
- A.30o.
- B. 60o.
- C.45o.
- D.90o.