Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 11 Bài 9: Axit nitric và muối nitrat.
Câu hỏi trắc nghiệm (17 câu):
-
Câu 1:
Axit nào sau đây có tính oxi hóa mạnh. Hãy chọn đáp án đúng nhất.
- A.HCl
- B.H2SO4 đặc
- C.HNO3
- D.HNO3 và H2SO4 đặc
-
Câu 2:
Dãy chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nguội
- A.Fe, Cu, Zn
- B.Cu, Zn, Mg
- C.Cu, Mg, Au
- D.Mg, Al, Cu
-
Câu 3:
Cho HNO3 đậm đặc vào than nung đỏ có khí bay ra là:
- A.CO2
- B.NO2
- C.Hỗn hợp CO2 và NO2
- D.Không có khí bay ra
-
Câu 4:
Cho hỗn hơp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí NO, dung dịch Y và còn lại chất rắn không tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl loãng thấy có khí thoát ra. Thành phần chất tan trong dung dịch Y là :
- A.Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2
- B.Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2
- C.Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
- D.Fe(NO3)2
-
Câu 5:
Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3- A.HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối
- B.HNO3 được sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ
- C.Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn
- D.HNO3 có nhiêt độ sôi thấp (830C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng
-
Câu 6:
Bột kim loại X tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, không có khí thoát ra. X có thể là kim loại nào?
- A.Cu
- B.Mg
- C.Ag
- D.Fe
-
Câu 7:
Nung 7,84 gam Fe trong không khí, sau một thời gian, thu được 10,24 gam hỗn hợp rắn X. Cho X phản ứng hết với dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Giá trị của V là
- A.2240.
- B.3136.
- C.2688.
- D.896.
-
Câu 8:
Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được 3,92 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Kim loại M là:
- A.Ag
- B.Fe
- C.Mg
- D.Cu
-
Câu 9:
Hòa tan hoàn toàn 0,10 mol FeS2 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được khí NO2 và dung dịch X. Xác định số mol HNO3 đã phản ứng. Biết rằng Fe và S trong FeS2 bị oxi hóa đến số oxi hóa cao nhất.
- A.1,4 mol
- B.1,6 mol
- C.1,8 mol
- D.1,5 mol
-
Câu 10:
Cho 30,1 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đuợc 1,68 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn dư 0,7 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, khối lượng muối khan thu đuợc là:
- A.75,75 gam.
- B.68,55 gam.
- C.54,45 gam.
- D.89,70 gam.
-
Câu 11:
Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ
- A.NH3 và O2
- B.NaNO2 và H2SO4 đặc.
- C.NaNO3 và H2SO4 đặc.
- D.NaNO2 và HCl đặc.
-
Câu 12:
HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
- A.NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.
- B.Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
- C.CuS,Pt, SO2, Ag.
- D.Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.
-
Câu 13:
Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa ?
- A.ZnS + HNO3(đặc nóng)
- B.Fe2O3 + HNO3(đặc nóng)
- C.FeSO4 + HNO3(loãng)
- D.Cu + HNO3(đặc nóng)
-
Câu 14:
Chỉ sử dụng dung dịch HNO3 loãng, có thể nhận biết được bao nhiêu chất rắn riêng biệt sau : MgCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3 ?
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 15:
Khi nhiệt phân, nhóm các muối nitrat cho sản phẩm kim loại, khí NO2, O2 là
- A.Cu(NO3)2 , Pb(NO3)2.
- B.Ca(NO3)2 , Hg(NO3)2, AgNO3.
- C.Zn(NO3)2, AgNO3, LiNO3.
- D.Hg(NO3)2 , AgNO3.
-
Câu 16:
Cho 11,6 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hòa tan tối đa bao nhiêu bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra?
- A.14,4 gam.
- B.7,2 gam.
- C.16 gam.
- D.32 gam.
-
Câu 17:
Để điều chế 5 lít dung dịch HNO3 21% (D = 1,2g/ml) bằng phương pháp oxi hóa NH3 với hiệu suất toàn quá trình là 80%, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là
- A.336 lít.
- B.560 lít.
- C.672 lít.
- D.448 lít.