Bài 7: Định lí

Bài tập trắc nghiệm Toán 7 Bài 7: Định lí.

Câu hỏi trắc nghiệm (9 câu):

  • Câu 1:

    Chứng minh định lí là:

    • A.Dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận 
    • B.Dùng hình vẽ để từ giả thiết suy ra kết luận 
    • C.Dùng đo đạc thực tế để từ giả thiết suy ra kết luận 
    • D.Cả A, B, C đều sai
  • Câu 2:

    Khi chứng minh một định lý, người ta cần:

    • A.Chứng minh định lý đó đúng trong một trường hợp cụ thể của giả thiết.
    • B.Chứng minh định lý đó đúng trong hai trường hợp cụ thể của giả thiết.
    • C.Chứng minh định lý đó đúng trong mọi trường hợp có thể xảy ra của giả thiết.
    • D.Chứng minh định lý đó đúng trong vài trường hợp cụ thể của giả thiết.
  • Câu 3:

    Trong các câu sau, câu nào cho một định lí

    • A.Đường thẳng nào vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì vuông góc với đường thẳng kia
    • B.Đường thẳng nào vuông góc với một trong hai đường thẳng cắt nhau thì song song với đường thẳng kia
    • C.Nếu hai đường thẳng AB và AC cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó song song 
    • D.Nếu hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó song song 
  • Câu 4:

    Cho định lí: "Nếu hai đường thẳng song song cắt đường thẳng thứ ba thì hai góc đồng vị bằng nhau:. Gỉa thiết của định lí là:

    • A.\(a//b,a \bot c\)
    • B.\(a//b,c \cap a = \left\{ A \right\},c \cap b = \left\{ B \right\}\)
    • C.a //b, a // c
    • D.a // b, c bất kì 
  • Câu 5:

    Trong định lý ''Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau''. 
    Ta có giả thiết của định lý là:

     

    • A.a cắt b tại O
    • B.góc O1 và góc O2 là hai góc đối đỉnh 
    • C.góc O1 và góc O2 là hai góc bằng nhau
    • D.góc O1 và góc O2 là hai góc nhọn 
  • Câu 6:

    Cho định lí: "Hai tia phân giác của hai góc kề tạo thành một góc vuông" (hình vẽ). Giả thiết, kết luận của định lí là:

     

    • A.Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD. OE là tia phân giác góc BOD, OF là phân giác góc AOD. Kết luận: \(OE \bot {\rm{OF}}\)
    • B.Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD. OE là tia phân giác góc BOF, OF là phân giác góc AOD. Kết luận: \(OE \bot {\rm{OA}}\)
    • C.Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD. OE là tia phân giác góc BOD, OF là phân giác góc AOE. Kết luận: \(OE \bot {\rm{OF}}\)
    • D.Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD. OE là tia phân giác góc BOD, OF là phân giác góc AOD. Kết luận: \(OB \bot {\rm{OF}}\)
  • Câu 7:

    Phần giả thiết: \(c \cap a = \left\{ A \right\},c \cap b = \left\{ B \right\},\widehat {{A_1}} + \widehat {{B_2}} = {180^o}\) (tham khảo hình vẽ) là của định lí nào dưới đây?

    • A.Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc ngoài cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó song song 
    • B.Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành góc so le trong bù nhau thì hai đường thẳng đó song song 
    • C.Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song
    • D.Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc trong cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó song song 
  • Câu 8:

    Phát biểu định lí sau bằng lời:

     

    • A.Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng phân biệt thì chúng song song với nhau 
    • B.Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng vuông góc với nhau
    • C.Nếu hai đường thằng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau 
    • D.Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng cắt nhau
  • Câu 9:

    Chọn câu đúng

    • A.Giả thiết của định lí là điều cho biết
    • B.Kết luận của định lí là điều được suy ra
    • C.Giả thiết của định lí là điều được suy ra
    • D.Cả A, B và C đều đúng 
Bạn cần đăng nhập để làm bài

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?