Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Câu hỏi trắc nghiệm (20 câu):
-
Câu 1:
Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng của
- A.Khối lượng nguyên tử
- B.Số khối
- C.Điện tích hạt nhân
- D.Tất cả đều sai
-
Câu 2:
Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của ô là
- A.Số khối
- B.Khối lượng nguyên tử
- C.Số hiệu nguyên tử
- D.Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Các nguyên tố trong một chu kì thì có cùng
- A.Số electron lớp ngoài cùng
- B.Khối lượng nguyên tử
- C.Điện tích hạt nhân
- D.Số lớp electron
-
Câu 4:
Cho cấu hình electron của các nguyên tố hóa học sau:
A : 1s22s22p63s23p6
B : 1s22s22p63s23p64s1
C : 1s22s2
D : 1s22s22p5
E : 1s2
F: 1s22s22p6
Các nguyên tố cùng thuộc chu kì 2 là:
- A.C, A và B
- B.D, F và C
- C.B, D và E
- D.F, C và E
-
Câu 5:
Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:
- A.3.
- B.5.
- C.6.
- D.7.
-
Câu 6:
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là:
- A.3 và 3
- B.3 và 4
- C.4 và 4
- D.4 và 3
-
Câu 7:
Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là:
- A.8 và 18
- B.18 và 8
- C.8 và 8
- D.18 và 18
-
Câu 8:
Dựa vào cấu hình electron, cho biết nguyên tố có số hiệu là 35 sẽ thuộc chu kì nào?
- A.3.
- B.4.
- C.5.
- D.6.
-
Câu 9:
Nguyên tố X có số thứ tự là 16, vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là?
- A.chu kỳ 2, nhóm IIA
- B.chu kỳ 3, nhóm IIIA
- C.chu kỳ 3, nhóm VIA.
- D.chu kỳ 3, nhóm IVA.
-
Câu 10:
Một nguyên tử A có tổng số các electron ở phân lớp s là 6 và số electron ở lớp ngoài cùng là 3. Nguyên tử A thuộc:
- A.Chu kỳ 2, nhóm IIA.
- B.Chu kỳ 2, nhóm IIIA.
- C.Chu kỳ 3, nhóm IIIA.
- D.Chu kỳ 3, nhóm IIA.
-
Câu 11:
Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 29. M thuộc nhóm nào của bảng tuần hoàn?
- A.IIA
- B.IIB
- C.IA
- D.IB
-
Câu 12:
Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
- A.3 và 3
- B.4 và 3
- C.3 và 4
- D.4 và 4
-
Câu 13:
Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng:
- A.Số hiệu nguyên tử
- B.Số khối
- C.Số nơtron
- D.Số electron hóa trị
-
Câu 14:
Mệnh đề nào sau đây không đúng?
- A.Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
- B.Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau.
- C.Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm bao giờ cũng có cùng số electron hóa trị.
- D.Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
-
Câu 15:
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:
(a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ;
(b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng ;
(c) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột ;
(d) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu của nguyên tố đó
Số nguyên tắc đúng là:
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 16:
Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm IVA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là
- A.14
- B.16
- C.33
- D.35
-
Câu 17:
Cho hai nguyên tố L và M có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2. Phát biểu nào sau đây về M và L luôn đúng?
- A.L và M đều là những nguyên tố kim loại.
- B.L và M thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn.
- C.L và M đều là những nguyên tố s.
- D.L và M có 2 electron ở ngoài cùng.
-
Câu 18:
Cho các nguyên tố 8X, 11Y, 20Z và 26T. Số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng dần theo thứ tự:
- A.X < Y < Z < T.
- B.T < Z < X < Y.
- C.Y < Z < X < T.
- D.Y < X < Z < T.
-
Câu 19:
Nhóm A bao gồm các nguyên tố:
- A.Nguyên tố s
- B.Nguyên tố p
- C.Nguyên tố d và nguyên tố f.
- D.Nguyên tố s và nguyên tố p
-
Câu 20:
X và Y là hai nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử X và Y là 30, số electron của X nhỏ hơn số electron của Y. Phát biểu nào sau đây là sai?
- A.X thuộc chu kì nhỏ và Y thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.
- B.X và Y đều là những kim loại.
- C.X và Y đều đứng đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn.
- D.X và Y đều có cùng số lớp electron bão hòa.