Bài tập trắc nghiệm GDCD 6 Bài 6: Biết ơn.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Biết ơn là gì?
- A.Sự bày tỏ thái độ trân trọng
- B.Biết ơn là thể hiện sự tốt đẹp của tình người
- C.Thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người
- D.A, B, C
-
Câu 2:
Ca dao, tục ngữ thể hiện sự không biết ơn:
- A.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- B.Uống nước nhớ nguồn
- C.Ăn cháo đá bát
- D.Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
-
Câu 3:
Để có cuộc sống hôm nay chúng ta cần phải biết ơn những ai.
- A.Tổ tiên
- B.Ông bà cha mẹ
- C.Những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước
- D.A, B, C đúng
-
Câu 4:
Cách rèn luyện sự biết ơn
- A.Luôn ghi nhớ công ơn của mình
- B.Phê phán sự vô ơn, phản bội
- C.Thể hiện sự biết ơn chăm sóc
- D.A, B, C
-
Câu 5:
Hành động đền ơn đáp nghĩa những người có công với các anh hùng cách mạng thể hiện điều gì?
- A.Sự biết ơn
- B.Sự vô ơn
- C.Tự trọng
- D.Lễ độ
-
Câu 6:
Câu ca dao, tục ngữ nào nói về sự biết ơn?
- A.Uống nước nhớ nguồn.
- B.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- C.Tôn sư trọng đạo.
- D.Cả A, B, C.
-
Câu 7:
Câu tục ngữ: “Ăn cháo đá bát”, “Vong ơn bội nghĩa” nói về ?
- A.Sự vô ơn.
- B.Sự trung thành.
- C.Sự đoàn kết.
- D.Sự biết ơn.
-
Câu 8:
Hành động nào thể hiện sự biết ơn ?
- A.Chăm ngoan học giỏi, nghe lời bố mẹ.
- B.Thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sỹ.
- C.Thăm hỏi các thầy cô giáo.
- D.Cả A, B, C.
-
Câu 9:
Biết ơn có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
- A.Tạo nên môi trường lành mạnh.
- B.Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.
- C.Giúp mỗi người hoàn thiện mình hơn.
- D.Giúp đất nước phát triển.
-
Câu 10:
Vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại. Hành động đó thể hiện ?
- A.Sự biết ơn tới đấng sinh thành.
- B.Sự tiếc nuối tới đấng sinh thành.
- C.Sự lo lắng tới đấng sinh thành.
- D.Sự vô ơn với đấng sinh thành.