Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 11 Bài 5: Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
Câu hỏi trắc nghiệm (17 câu):
-
Câu 1:
Dãy chất nào sau đây là các chất điện li mạnh?
- A.NaCl, CuSO4, Fe(OH)3, HBr .
- B.KNO3, H2SO4, CH3COOH, NaOH.
- C.CuSO4, HNO3, NaOH, MgCl2
- D.KNO3, NaOH, C2H5OH, HCl.
-
Câu 2:
Câu nào dưới đây là đúng khi nói về sự điện li
- A.Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước tạo ra dd .
- B.Sự điện li là sự phân li 1 chất dưới tác dụng của dòng điện
- C.Sự điện li là sự phân li 1 chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước.
- D.Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa khử.
-
Câu 3:
Trong dung dịch H2S (dung môi là nước) có thể chứa
- A.H2S, H+, HS-, S2-.
- B.H2S, H+, HS-.
- C.H+, HS-.
- D.H+ và S2-.
-
Câu 4:
Một dung dịch có [ OH- ]= 10-5 M. Môi trường của dung dịch này là
- A.trung tính
- B.kiềm
- C.axit
- D.không xác dịnh được
-
Câu 5:
Cho 1 giọt quỳ tím lần lượt vào từng dung dịch các muối có cùng nồng độ 0,1M sau : NH4Cl (1), Al2(SO4)3 (2), K2CO3 (3), KNO3 (4) dung dịch có xuất hiện màu đỏ là ?
- A.(1), (4).
- B.(3), (4).
- C.(1), (2).
- D.(1), (3).
-
Câu 6:
Sắp xếp các dung dịch sau : H2SO4 (1), CH3COOH (2), KNO3 (3), Na2CO3 (4) ( có cùng nồng độ mol) theo thứ tự độ pH tăng dần :
- A.(1) < (2) < (3) < (4).
- B.(1) < (3) < (2) < (4).
- C.(4) < (3) < (2) < (1)
- D.(2) < (3) < (4) < (1)
-
Câu 7:
Cho phản ứng sau NaHCO3 + T → Na2CO3 + G. Để phản ứng xảy ra thì T, G lần lượt là
- A.Ba(OH)2, CO2+ H2O.
- B.HCl, NaCl.
- C.NaHSO4, Na2SO4.
- D.NaOH, H2O.
-
Câu 8:
Cho 200 ml dung dịch KOH 2M trung hòa V ml dung dịch H2SO4 2M . Giá trị V = ?
- A.100 ml
- B.80 ml
- C.120 ml
- D.150 ml
-
Câu 9:
Cho 200 ml dung dịch gồm KOH 2M và Ca(OH)2 1M trung hòa V ml dung dịch H2SO4 0,5M . Giá trị V = ?
- A.500 ml
- B.800ml
- C.600ml
- D.900ml
-
Câu 10:
Tính pH của dung dịch chứa 0,4 gam NaOH trong 100 ml .
- A.13
- B.12
- C.11
- D.10
-
Câu 11:
Cho các chất: NaOH, HF, HBr, CH3COOH, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COONa, NaCl, NH4NO3. Tổng số chất thuộc chất điện li và chất điện li mạnh là?
- A.8 và 6.
- B.8 và 5.
- C.7 và 5.
- D.7 và 6.
-
Câu 12:
Một dung dịch có [H+] = 0,001 M. Tính [OH–] và pH của dung dịch?
- A.10-3 và 3
- B.10-13 và 2
- C.10-11 và 2
- D.10-11 và 3
-
Câu 13:
Một dung dịch có pH = 5,0. Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH– trong dung dịch.
- A.10-5 và 10-9
- B.10-4 và 10-10
- C.10-6 và 10-8
- D.10-7 và 10-8
-
Câu 14:
Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →
(2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →
(3) Na2SO4 + BaCl2 →
(4) H2SO4 + BaSO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →
(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:- A.(1), (3), (5), (6).
- B.(1), (2), (3), (6).
- C.(3), (4), (5), (6).
- D.(2), (3), (4), (6).
-
Câu 15:
phản ứng xảy ra trong dd chỉ có thể xảy ra khi có ít nhất một hiện tượng nào:
- A.tạo chất kết tủa
- B.tạo thành chất khí
- C.tạo thành chất điện li yếu
- D.cả 3 đáp án trên
-
Câu 16:
Kết tủa PbS được tạo thành trong dung dịch bằng các cặp chất nào dưới đây?
- A.PbCl2 + NaOH
- B.Pb(NO3)2 + H2S
- C.Pb(NO3)2 + HCl
- D.PbCl2 + Na2SO4
-
Câu 17:
Thực hiện thí nghiệm
Khi nhỏ dung dịch Y vào dung dịch X thấy vừa có khí thoát ra vừa có kết tủa tạo thành. Cặp dung dịch X, Y nào dưới đây thoả nãm điều kiện trên?
(1) dd (NH4)2CO3, dd Ba(OH)2 (2) dd NaOH, dd FeCl3 (3) dd KHSO4, dd Na2CO3 (4) dd NH4HCO3, dd Ca(OH)2 (5) dd Ca(HCO3)2, dd Ca(OH)2 (6) dd Na2S2O3, dd H2SO4- A.(1), (4), (6).
- B.(2), (4), (6).
- C.(2), (5), (6).
- D.(1), (5), (6).