Bài tập trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Về mặt sinh thái, sự phân bố đồng đều của cá thể cùng loài trong khu vực phân bố có ý nghĩa:
- A.Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường
- B.Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài
- C.Hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường
- D.Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
-
Câu 2:
Khẳng định nào sau đây không đúng?
- A.Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất đinh, khác với quần xã khác
- B.Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới
- C.Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, sự thay đổi môi trường vô sinh
- D.Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu
-
Câu 3:
Trong các quá trình tiến hóa, để một hệ thống sinh học ở dạng sơ khai nhất có thể sinh sôi được, thì ngoài việc nó nhất thiết phải có những phân tử có khả năng tự tái bản, thì còn cần năng lượng và hệ thống sinh sản. Thành phần tế bào nào dưới đây nhiều khả năng hơn cả cần có trước tiên để có thể tạo ra một hệ thống sinh học có thể tự sinh sôi?
- A.Các enzyme
- B.Màng sinh chất
- C.Ty thể
- D.Ribosome
-
Câu 4:
Hoạt động nào dưới đây của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái?
- A.Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh
- B.Bảo tồn đa dạng sinh học
- C.Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản
- D.Sử dụng biện pháp sinh học trong nông nghiệp
-
Câu 5:
Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái
(1) Thực vật nổi.
(2) Động vật nổi.
(3) Giun.
(4) Cỏ.
(5) Cá ăn thịt.
Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là
- A.(2) và (3).
- B.(1) và (4).
- C.(2) và (5).
- D.(3) và (4).
-
Câu 6:
Khi nghiên cứu về mốĩ quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ, một bạn học sinh đã mô tả như sau: cỏ là nguồn thức ăn của cào cào, châu chấu, dế, chuột đồng, thỏ, cừu.
Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, châu chấu, giun đất, dế là nguồn thức ăn của loài gà.
Chuột đồng, gà là nguồn thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột đồng, gà làm nguồn thức ăn.
Cừu là loài động vật được nuôi để lấy lông nên được con người bảo vệ. Từ mô tả này, một bạn học sinh khác đã rút ra các kết luận sau:
(1) Nếu xem cỏ là 1 loài thì ở hệ sinh thái này có 12 chuỗi thức ăn.
(2) Cào cào, chuột đồng là sinh vật tiêu thụ bậc 1.
(3) Giun đất là sinh vật phân giải của hệ sinh thái này.
(4) Quan hệ giữa dế và châu chấu là quan hệ cạnh tranh.
(5) Sự phát triển số lượng của quần thể gà sẽ tạo đỉều kiện cho đàn cừu phát triển.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
- A.3
- B.5
- C.2
- D.4
-
Câu 7:
Các khu sinh học (Biom) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là:
- A.Đồng rêu hàn đới → Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa).
- B.Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) → Rừng mưa nhiệt đới.
- C.Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) → Đồng rêu hàn đới.
- D.Rừng mưa nhiệt đới → Đồng rêu hàn đới→ Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa).
-
Câu 8:
Cho các cặp cơ quan:
(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
(2) Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp
(3) Gai xương rồng và lá cây lúa. (4) Cánh chim và cánh bướm.
Những cặp cơ quan tương đồng là
- A.(1), (2).
- B.(1), (2), (4).
- C.(1), (2), (3).
- D.(2), (3), (4).
-
Câu 9:
Cấu trúc xương của phần trên ở tay người và cánh dơi là rất giống nhau trong khi đó các xương tương ứng ở cá voi lại có hình dạng và tỷ lệ rất khác. Tuy nhiên, các số liệu di truyền chứng minh rằng tất cả ba loài sinh vật nói trên đều được phân ly từ một tổ tiên chung và trong cùng một thời gian. Điều nào dưới đây là lời giải thích đúng nhất cho các số liệu này?
- A.Sự tiến hóa của chi trước thích nghi với người và dơi nhưng chưa thích nghi với cá voi.
- B.Chọn lọc tự nhiên trong môi trường nước đã tích lũy những biến đổi quan trọng trong giải phẫu chi trước của cá voi.
- C.Người và dơi được tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên còn cá voi được tiến hóa bằng cơ chế của Lamac.
- D.Các gen đột biến ở cá voi nhanh hơn so với ở người và dơi.
-
Câu 10:
Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A.Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
- B.Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.
- C.Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
- D.Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.