Bài tập trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?
- A.Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã
- B.Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn
- C.Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng
- D.Quan hệ giữa các loài trong quần xã
-
Câu 2:
Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:
- A.10% và 9%
- B.12% và 10%
- C.9% và 10%
- D.10% và 12%
-
Câu 3:
Trong một hệ sinh thái
- A.năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
- B.năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
- C.vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
- D.vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
-
Câu 4:
Hệ sinh thái VAC cho năng suất cao là vì:
- A.nó là hệ sinh thái nhân tạo.
- B.có sự kết hợp giữa tự nhiên và nhân tạo.
- C.chất thải ở phân hệ này được tái sử dụng ở phân hệ khác.
- D.hiệu suất sinh thái của các loài rất cao.
-
Câu 5:
Người ta tăng năng suất sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp bằng cách tăng lượng chất chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái. Các phương pháp để tăng lượng chất chu chuyển:
1- tăng cường sử dụng lại các rác thải hữu cơ.
2- tăng cường sử dụng đạm sinh học.
3- tăng cường sử dụng phân bón hoá học.
4- làm giảm sự mất chất dinh dưỡng khỏi hệ sinh thái.
Phương án đúng:
- A.1, 2, 3.
- B.1, 2, 4.
- C.1, 3, 4.
- D.2, 3, 4.
-
Câu 6:
Theo lý thuyết, trong các loài sau đây thì loài nào có hiệu suất sinh thái cao nhất?
- A.Loài thú dữ.
- B.Loài thú ăn cỏ.
- C.Loài cá ăn thịt.
- D.Loài tôm ăn vi tảo.
-
Câu 7:
Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 3% tổng năng lượng đó. Giáp xác trong hồ khai thác được 40% nặng lượng tích trong tảo, còn cá ăn giáp xác khai thác được 0,0015 năng lượng của giáp xác. Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu là:
- A.0,00018%.
- B.0,18%.
- C.0,0018%.
- D.0,018%.
-
Câu 8:
Trong một hệ sinh thái đồng cỏ xét 5 loài với sinh vật lượng của các loài như sau: Loài A có 105 kcal, loài B có 106 kcal, loài C có 1,5. 106 kcal, loài D có 2. 107 kcal, loài E có 104 kcal. Từ 5 loài này có thể tạo ra chuỗi thức ăn có nhiều nhất bao nhiêu mắt xích?
- A.3 mắt xích.
- B.2 mắt xích.
- C.5 mắt xích.
- D.4 mắt xích.
-
Câu 9:
Trong một chuỗi thức ăn của một hệ sinh thái gồm có: Cỏ → châu chấu → cá rô.
Nếu tổng năng lượng của cỏ là 7,6.108kcal; tổng năng lượng của châu chấu là 1,4.107kcal; tổng năng lượng của cá rô là 0,9.106kcal. Hiệu suất sinh thái của cá rô và của châu chấu lần lượt là
- A.1,8% và 6,4%.
- B.6,4% và 1,8%.
- C.4,1% và 4,1%.
- D.4,1% và 4,6%.
-
Câu 10:
Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
- A.Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh cao đến bậc dinh dưỡng thấp liền kề.
- B.Ở mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng chủ yếu bị mất đi do hoạt động hô hấp của sinh vật.
- C.Ở bậc dinh dưỡng càng cao thì tổng năng lượng được tích lũy trong sinh vật càng giảm.
- D.Năng lượng được truyền theo một chiều và được giải phóng vào môi trường dưới dạng nhiệt.