Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 12 Bài 44: Hóa học và vấn đề xã hội.
Câu hỏi trắc nghiệm (12 câu):
-
Câu 1:
Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là
- A.cocain, seduxen, cafein.
- B.heroin, seduxen, erythromixin.
- C.ampixilin, erythromixin, cafein.
- D.penixilin, panadol, cocain.
-
Câu 2:
Hợp chất gây nghiện được chiết xuất từ lá cây coca, có tác dụng rất mạnh đối với hệ thần kinh trung ương, đồng thời là hợp chất làm triệt tiêu tính ngon miệng và tạo ra cảm giác khoan khoái, hạnh phúc và năng lượng giả tạo. Tên của hợp chất này là
- A.Moocphin.
- B.Cafein
- C.Nicotin.
- D.Cocain.
-
Câu 3:
Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá…) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn ?
- A.Dùng phân đạm, nước đá.
- B.Dùng nước đá và nước đá khô.
- C.Dùng nước đá khô, fomon.
- D.Dùng fomon, nước đá.
-
Câu 4:
Gần đây một số trường hợp bị ngộ độc khí than có biểu hiện buồn nôn, hô hấp khó và có thể dẫn đến tử vong do đốt than để sưởi ấm trong phòng kín vào mùa đông. Chất khí gây nên hiện tượng ngộ độc trên là:
- A.CO2.
- B.CH4.
- C.CO.
- D.CO và CO2.
-
Câu 5:
Methadone là thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó thực chất cũng là 1 loại chất gây nghiện nhưng “nhẹ” hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn. Công thức cấu tạo của nó như sau:
Công thức phân tử của methadone là:- A.C17H27NO
- B.C21H27NO
- C.C17H22NO
- D.C21H29NO
-
Câu 6:
Đâu không phải là hướng hoạt động chính của Hóa học trong việc góp phần giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân loại:
- A.Nghiên cứu và sản xuất các chất có tác dụng bảo vệ và phát triển thực vật, động vật như: sản xuất các loại phân bón hóa học, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ...
- B.Nghiên cứu sản xuất những hóa chất bảo quản lương thực thực phẩm để nâng cao chất lượng của lương thực, thực phẩm sau khi thu hoạch.
- C.Bằng con đường chế biến thực phẩm theo công nghệ hóa học để nâng cao chất lượng của sản phẩm nông nghiệp hoặc chế biến thực phẩm nhân tạo như tổng hợp chất béo nhân tạo, chuyển hóa dầu, ...
- D.Nghiên cứu chế tạo và tổng hợp các loại thực phẩm chức năng thay thế lương thực.
-
Câu 7:
Vai trò của Hóa học trong việc bảo vệ sức khỏe con người:
- A.Chế tạo vacxin
- B.Nghiên cứu thuốc chữa bệnh
- C.Chế tạo thuốc giảm đau
- D.Tất cả các đáp án trên
-
Câu 8:
Chất nào sau đây không phải là chất gây nghiện:
- A.cocain
- B.cafein
- C.nicotin
- D.paracetamol
-
Câu 9:
Trong danh mục vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm. Bộ y tế có quy định 5 chất ngọt nhân tạo được dùng trong chế biến lương thực thực phẩm, nhưng có quy định liều lượng sử dụng an toàn. Thí dụ chất Acesulfam K, liều lượng có thể chấp nhân được là 0 – 15 mg/kg trọng lượng cơ thể trong một ngày. Như vậy, một người nặng 60 kg trong một ngày có thể dùng được tối đa là
- A.12 mg
- B.15 mg
- C.10 mg
- D.900mg.
-
Câu 10:
Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người?
- A.Penixilin, Amoxilin
- B.Vitamin C, glucozơ.
- C.Seduxen, moocphin
- D.Thuốc cảm pamin, Panodol
-
Câu 11:
Cách báo quan thực phẩm (thịt, cá..) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?
- A.Dùng fomon, nước đá.
- B.Dùng phân, đạm, nước đá.
- C.Dùng nước đá, và nước đá khô.
- D.Dùng nước đá khô, fornon.
-
Câu 12:
Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng...có tác dụng giúp cho cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bậnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu để sử dụng an toàn thường là:
- A.1-2 ngày
- B.2-3 ngày
- C.12-15 ngày
- D.30-35 ngày.