Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 12 Bài 43: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế.
Câu hỏi trắc nghiệm (17 câu):
-
Câu 1:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm giúp chùi rửa nhà tắm. Nó giúp tẩy rửa vết gỉ, sét, vết hóa vôi, vết xà phòng...Thành phần quan trọng có trong sản phẩm này là:
- A.HCl
- B.NaOH
- C.Na2SO4
- D.CaOCl2
-
Câu 2:
Trong đời sống người ta dùng O3 để khử trùng nước, khử mùi, tẩy trắng thực phẩm... là do:
- A.O3 có tính oxi hóa mạnh,khả năng sát trùng cao
- B.O3 có tính khử mạnh,khả năng sát trùng cao
- C.O3 rẻ tiền, dễ kiếm.
- D.O3 không gây ô nhiễm môi trường do phân hủy thành O2
-
Câu 3:
Công thức của CaCO3 tương ứng với thành phần chính của loại đá nào sau đây:
- A.Đá đỏ
- B.Đá vôi
- C.Đá mài
- D.Đá tổ ong
-
Câu 4:
Trong acquy chì chứa dung dịch axit sunfuric. Khi sử dụng acquy lâu ngày thường acquy bị "cạn nước". Để bổ sung nước cho acquy, tốt nhất nên cho thêm vào acquy loại chất nào sau đây?
- A.Dung dịch H2SO4 loãng.
- B.Nước mưa.
- C.Nước muối loãng.
- D.Nước cất.
-
Câu 5:
Việt Nam là một nước xuất khẩu cafe đứng thứ 2 thế giới. Trong hạt cà phê có lượng đáng kể của chất cafein (C8H10O2N4). Cafein dùng trong y học với lượng nhỏ sẽ có tác dụng gây kích thích thần kinh. Tuy nhiên nếu dùng cafein quá mức sẽ gây bệnh mất ngủ và gây nghiện. Để xác nhận trong cafein có nguyên tố N, người ta chuyển nguyên tố đó thành chất nào sau đây:
- A.NO2
- B.NH3
- C.N2
- D.NaCN
-
Câu 6:
Nguồn năng lượng nào sau đây không phải là năng lượng tự nhiên?
- A.Năng lượng gió
- B.Năng lượng mặt trời
- C.Năng lượng hạt nhân
- D.Năng lượng sóng
-
Câu 7:
Xu thế phát triển năng lượng trong tương lai là:
- A.Khai thác và sử dụng nhiên liệu sạch bằng cách áp dụng kỹ thuật mới hiện đại nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao về năng lượng và yêu cầu bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- B.Khai thác và sử dụng nhiên liệu sạch.
- C.Tiếp tục khai thác các nguồn năng lượng sẵn có.
- D.Sử dụng năng lượng hạt nhân thay thế cho năng lượng hóa thạch.
-
Câu 8:
Đâu không phải là ngành sản xuất vật liệu:
- A.Công nghiệp gang thép
- B.Công nghiệp silicat
- C.Công nghiệp luyện kim màu
- D.Công nghiệp năng lượng
-
Câu 9:
Nhiên liệu được coi là sạch và ít gây ô nhiễm môi trường hơn cả là:
- A.Củi, gỗ, than cốc.
- B.Than đá, xăng, dầu.
- C.Xăng, dầu.
- D.Khí thiên nhiên.
-
Câu 10:
Theo tính toán, năm 2000 cả nước ta tiêu thụ nhiên liệu tương được 1,5 triệu tấn dầu và thải vào môi trường khoảng 113700 tấn khí CO2. Trong một ngày lượng nhiên liệu tiêu thụ và lượng khí CO2 thải vào môi trường là:
- A.0,003 triệu tấn dầu, 200 tấn CO2
- B.0,004 triệu tấn dầu, 311 tấn CO2
- C.0,005 triệu tấn dầu, 415 tấn CO2
- D.0,012 triệu tấn dầu, 532 tấn CO2
-
Câu 11:
Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu để sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?
- A.Than đá
- B.Xăng dầu
- C.Khí butan (gaz)
- D.Khí hiđro
-
Câu 12:
Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu thiên nhiên là khí thiên nhiên và khí dầu mỏ bằng cách nào sau đây?
- A.Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong lò Biogaz.
- B.Thu khi metan từ khí bùn ao.
- C.Len men ngũ cốc.
- D.Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò.
-
Câu 13:
Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để chế tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hòa bình, đó là:
- A.Năng lượng mặt trời.
- B.Năng lượng thủy điện.
- C.Năng lượng gió.
- D.Năng lượng hạt nhân.
-
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây là sai.
Để góp phần giải quyết vấn đề nhiên liệu và năng lượng người ta đã:
- A.Sản xuất CH4 bằng hầm biogas hay bằng phản ứng Fischer-Trop
- B.Sản xuất khí than khô và khí than ướt từ than đá và nước
- C.Sản xuất các vật liệu chuyên dụng cho các nhà máy lọc hóa dầu, điện hạt nhân
- D.Tiếp tực sử dụng cận kiệt các nguồn năng lượng trong công nghiệp hóa học
-
Câu 15:
Trong các vật liệu sau, vật liệu nào không phải là vật liệu hóa học tổng hợp:
- A.Cao su
- B.Vật liệu hợp kim
- C.Tơ tằm
- D.Sợi bông
-
Câu 16:
Sản phẩm nào sau đây không được sản xuất từ muối ăn:
- A.HCl
- B.Nước Gia-ven
- C.NaOH
- D.Na2SO4
-
Câu 17:
Metan là thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên. Tính thể tích khí thiên nhiên ở đktc chứa 92% metan cần thiết để sản xuất 10 tấn nhựa phenol fomanđehit (novơiac).
- A.16080m3
- B.17080m3
- C.16000m3
- D.15700m3