Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch

Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 12 Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch.

Câu hỏi trắc nghiệm (24 câu):

  • Câu 1:

    Để phân biệt các dung dịch riêng biệt sau: Mg(NO3)2, NaNO3 , Fe(NO3)3 có thể dùng dung dịch:

    • A.HCl  
    • B.Qùy tím  
    • C.NaOH  
    • D.BaCl2
  • Câu 2:

    Trong các dung dịch sau: Ca(OH)2, BaCl2, Br2, H2S. Số dung dịch có thể dùng để phân biệt được 2 khí CO2 và SO2 là:

    • A.1.
    • B.4.
    • C.2.
    • D.3.
  • Câu 3:

    Có các dung dịch riêng biệt không dán nhãn: NH4Cl, AlCl3, FeCl3, Na2SO4, (NH4)2SO4, NaCl. Thuốc thử cần thiết để nhận biết tất cả các dung dịch trên là dung dịch:

    • A.BaCl2
    • B.NaHSO4.
    • C.Ba(OH)2. 
    • D.NaOH.
  • Câu 4:

    Hoá chất để phân biệt ba dung dịch riêng biệt: HCl, HNO3, H2SO4 là gì?

    • A.giấy quỳ tím, dung dịch bazơ.
    • B.muối tan Ba2+, Cu kim loại.
    • C.Ba(OH)2 và dung dịch muối tan của Ag+
    • D.dd phenolphtalein, giấy quỳ tím.
  • Câu 5:

    Để phân biệt các dung dịch MgCl2, CaCl2, AlCl3 thì chỉ cần dùng một hoá chất nào sau đây?

    • A.Dung dịch KOH.
    • B.Dung dịch Na2CO3.
    • C.Dung dịch AgNO3.
    • D.Dung dịch H2SO4.
  • Câu 6:

    Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu là HCl, NaCl, H2SO4, Na2SO4. Hãy chọn thuốc thử nào sau đây để nhận biết dung dịch trong mỗi lọ ?

    • A.Dùng muối bari.
    • B.Dùng quỳ tím và muối bari.
    • C.Dùng dung dịch Ba(OH)2.
    • D.Dùng dung dịch AgNO3 và quỳ tím.
  • Câu 7:

    Nguyên tắc để nhận biết một ion trong dung dịch là:

    • A.phương pháp đốt nóng thử màu ngọn lửa.
    • B.phương pháp nhiệt phân để tạo kết tủa.
    • C.thuốc thử để tạo với ion một sản phẩm kết tủa, bay hơi  hoặc có sự thay đổi màu.
    • D.phương pháp thích hợp để tạo ra sự biến đổi về trạng thái, màu sắc từ các ion trong dung dịch.
  • Câu 8:

    Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt  KCl, (NH4)2SO4, NH4Cl có thể dùng

    • A.dung dịch AgNO3
    • B.dung dịch NaOH.      
    • C.dung dịch Ca(OH)2.
    • D.dung dịch Ba(OH)2.
  • Câu 9:

    Có các dd AlCl3, ZnSO4, FeSO4. Chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được các dd trên?

    • A.Quì tím.
    • B.Dung dịch NH3.
    • C.Dung dịch NaOH.
    • D.Dung dịch BaCl2.
  • Câu 10:

    Để nhận biết ion Fe2+ không dùng ion

    • A.OH-/không khí 
    • B.NH3/không khí.
    • C.SCN-.
    • D.MnO4-.
  • Câu 11:

    Để tách riêng các ion Fe3+, Al3+, Cu2+ ra khỏi hỗn hợp thì có thể dùng các hóa chất nào sau đây?

    • A.Các dung dịch KOH, NH3, H2SO4
    • B.Các dung dịch NH3, H2SO4, HCl
    • C.Các dung dịch H2SO4, KOH, BaCl2
    • D.Các dung dịch H2SO4, NH3, HNO3
  • Câu 12:

    Chuẩn độ 20ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M + HNO3aM cần dùng 16,5ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và Ba(OH)20,05M. Gía trị của a là?

    • A.0,07   
    • B.0,08
    • C.0,065  
    • D.0,068
  • Câu 13:

    Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,25M vào 50ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,05M để thu được dung dịch có pH = 2 ?

    • A.35,5ml    
    • B.36,5ml
    • C.37,5ml   
    • D.38,5ml
  • Câu 14:

    Chuẩn độ 20ml dung dịch HCl aM bằng dung dịch NaOH 0,5M cần dùng hết 11ml. Gía trị của a là:

    • A.0,275    
    • B.0,55
    • C.0,11    
    • D.0,265
  • Câu 15:

    Có 3 lọ không ghi nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch (có cùng nồng độ) KCl, KBr, KI. Hai thuốc thử có thể dùng đề xác định dung dịch chứa trong mỗi lọ là:

    • A.khí O2 và dung dịch NaOH.
    • B.khí Cl2 và hồ tính bột.
    • C.brom long và benzen.
    • D.tính bột và brom lỏng.
  • Câu 16:

    Muối ăn bị lẫn các tạp chất là Na2SO4, MgCl2, CaCl2 và CaSO4, để thu được NaCl tinh khiết, người ta lần lượt dùng các dung dịch

    • A.NaOH dư, Na2CO3 dư, H2SO4 dư, rồi cô cạn.
    • B.BaCl2 dư, Na2CO3 dư, HCl dư, rồi cô cạn.
    • C.Na2CO3 dư, HCl dư, BaCl2 dư, rồi cô cạn.
    • D.Ba(OH)2 dư, Na2SO4 dư, HCl dư, rồi cô cạn.
  • Câu 17:

    Để phân biệt các dung dịch riêng biệt : CuSO4, FeCl3, Al2(SO4)3, K2CO3, (NH4H2SO4, NH4NO3, người ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây ?

    • A.Kim loại K 
    • B.Kim loại Ba
    • C.Dung dịch NaOH 
    • D.Dung dịch BaCl2
  • Câu 18:

    Có 6 chất rắn riêng biệt gồm CuO, FeO, Fe3O4, MnO2, Ag2O và hỗn hợp (Fe + FeO). Có thể dùng dung dịch chứa chất nào sau đây để phân biệt 6 chất rắn trên ?

    • A.H2SO4 đặc nguội 
    • B.HCl loãng, đun nóng
    • C.HNO3 loãng 
    • D.H2SO4 loãng
  • Câu 19:

    Thuốc thử nào dưới đây nhận biết được 3 dung dịch riêng biệt Na2CO3, MgCl2 va Al(NO3)3 (chỉ dùng một lần thử với mỗi dung dịch) ?

    • A.dung dịch NaOH. 
    • B.dung dịch HCl
    • C.dung dịch BaCl2. 
    • D.dung dịch H2SO4.
  • Câu 20:

    Có 4 dung dịch mất nhãn riêng biệt sau: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng thêm hoá chất nào sau đây để phân biệt 4 dung dịch trên

    • A.Dung dich BaCl2.
    • B.Dung dich phenolphtalein.
    • C.Dung dich NaHCO3.
    • D.Quy tím.
  • Câu 21:

    Phân biệt các dung dịch sau: (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, Na2CO3 bằng phương pháp hoá học với hoá chất duy nhất là

    • A.NaOH.
    • B.Ba(OH)2 
    • C.HCl, 
    • D.H2SO4
  • Câu 22:

    Có 5 dung dịch riêng rẽ. Mỗi dung dịch chứa 1 cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+, nồng độ khoảng 0,1 M. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch:

    • A.2 dung dịch.
    • B.3 dung dịch.
    • C.4 dung dịch.
    • D.5 dung dịch.
  • Câu 23:

    Có 5 lọ chứa hóa chất mất nhãn trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch chứa cation sau (nồng độ mỗi dung dịch khoảng 0,01 M): Fe2+, Cu, Ag+, Al3+, Fe3+ .Chỉ dùng các ống nghiệm và một dung dịch thuốc thử là KOH có thể nhận biết tối đa mấy dung dịch?

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 24:

    Có 5 dung dịch hóa chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0.1M của một trong các muối sau: KCl , Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO4. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch, thì có thể phân biệt tối đa mấy dung dịch?

    • A.5
    • B.4
    • C.3
    • D.2
Bạn cần đăng nhập để làm bài

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?