Bài tập trắc nghiệm Toán 11 Bài 4: Phép thử và biến cố.
Câu hỏi trắc nghiệm (15 câu):
-
Câu 1:
Xét phép thử tung con súc sắc 6 mặt hai lần. Xác định số phần tử của không gian mẫu.
- A.40
- B.38
- C.35
- D.36
-
Câu 2:
Xét phép thử tung con súc sắc 6 mặt hai lần. Tính số phần tử của biến cố:
“ Tổng số chấm xuất hiện ở hai lần tung chia hết cho 3”
- A.\(n(B) = 14\)
- B.\(n(B) = 13\)
- C.\(n(B) = 15\)
- D.\(n(B) = 11\)
-
Câu 3:
Gieo một đồng tiền 5 lần. Xác định và tính số phần tử của biến cố:
“ Mặt sấp xuất hiện ít nhất một lần”
- A.\(n(B) = 31\)
- B.\(n(B) = 32\)
- C.\(n(B) = 33\)
- D.\(n(B) = 34\)
-
Câu 4:
Có 100 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 100. Lấy ngẫu nhiên 5 thẻ. Tính số phần tử của không gian mẫu.
- A.\(n(\Omega ) = A_{100}^5\)
- B.\(n(\Omega ) = C_{100}^5\)
- C.\(n(\Omega ) = C_{100}^1\)
- D.\(n(\Omega ) = A_{100}^1\)
-
Câu 5:
Có 100 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 100. Lấy ngẫu nhiên 5 thẻ. Tính số phần tử của biến cố “ Số ghi trên các tấm thẻ được chọn là số chẵn”
- A.\(n(A) = A_{50}^5\)
- B.\(n(A) = A_{100}^5\)
- C.\(n(A) = C_{50}^5\)
- D.\(n(A) = C_{100}^5\)
-
Câu 6:
Một hộp có 10 viên bi màu trắng, 20 viên bi màu xanh, 30 viên bi màu đỏ, mỗi viên bi chỉ có một màu. Có bao nhiêu cách để chọn ngẫu nhiên 8 trong số các viên bi thuộc hộp đó để được 8 viên bi có cùng màu trắng?
- A.\(C_{10}^8\)
- B.\(C_{20}^8\)
- C.\(C_{30}^8\)
- D.\(C_{60}^8\)
-
Câu 7:
Một hộp có 10 viên bi màu trắng, 20 viên bi màu xanh và 30 viên bi màu đỏ, mỗi viên bi chỉ có một màu. Có bao nhiêu cách để chọn ngẫu nhiên 8 tong số các viên bi thuộc hộp đó để được 8 viên bi cùng màu?
- A.\(C_{10}^8.C_{20}^8.C_{30}^8\)
- B.\(C_{10}^8 + C_{20}^8 + C_{30}^8\)
- C.\(C_{30}^8\)
- D.\(C_{60}^8\)
-
Câu 8:
Trên mặt phẳng P có hai đường thẳng cắt nhau d và d’. Trên mặt phẳng đó có m đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng d, đồng thời có n đường thẳng phân biệt và cùng song song với đường thẳng d’. Khi đó số các hình bình hành được tạo thành từ các đường thẳng song song nói trên là bao nhiêu?
- A.m.n
- B.\(C_{m + n}^2\)
- C.\(C_m^2 + C_n^2\)
- D.\(C_m^2.C_n^2\)
-
Câu 9:
Cho tam giác ABC, trên mỗi canh AB, BC, CA lần lượt lấy m,n,p điểm (không trùng với đỉnh của tam giác). Khi đó, số tam giác d=có đỉnh trong số các đỉnh đã cho là bao nhiêu?
- A.m.n.p
- B.\(C_m^2 + C_n^2 + C_P^2\)
- C.\(C_m^2.C_n^2.C_p^2\)
- D.\(C_{m + n + p}^2 - (C_m^2 + C_n^2 + C_p^2)\)
-
Câu 10:
Cho các chữ số 1; 2; 3; 4; 5; 6. Khi đó, số các số tự nhiên gôm 4 chữ số đôi một khác nhau được lập từ các chữ số đã cho là bao nhiêu?
- A.\(A_6^4 = 360\)
- B.\(A_7^4 = 840\)
- C.\(C_7^4 = 35\)
- D.720
-
Câu 11:
Một hộp có 10 viên bi mày trắng, 20 viên bi mày xanh và 30 viên bi màu đỏ, mỗi viên bi chỉ có một màu. Số cách chọn ngẫy nhiên 8 trong số các viên bi thuộc hộp đó được 8 viên bi và không có viên bi nào màu xanh là bao nhiêu?
- A.\(C_{20}^8.C_{30}^8\)
- B.\(C_{10}^8 + C_{30}^8\)
- C.\(C_{40}^8\)
- D.\(C_{60}^8\)
-
Câu 12:
Một hộp có 10 viên bi màu trắng, 20 viên bi màu xanh và 30 viên bi màu đỏ, mỗi viên bi chỉ có một màu. Có bao nhiêu cách chọn ngẫu nhiên 8 trong số các viên bi thuộc hộp đó để được 8 viên bi trong đó có đúng một viên bi màu xanh?
- A.\(C_{20}^1.C_{40}^7\)
- B.\(C_{20}^1 + C_{40}^7\)
- C.\(C_{40}^8 - C_{20}^8\)
- D.\(C_{60}^8 - C_{20}^8\)
-
Câu 13:
Một hộp có 10 viên bi màu trắng, 20 viên bi màu xanh và 30 viên bi màu đỏ, mỗi viên bi chỉ có một màu. Có bao nhiêu cách chọn ngẫu nhiên 8 trong số các viên bi thuộc hộp đó để được 8 viên bi trong đó có ít nhật một viên bi màu xanh?
- A.\(C_{20}^1.C_{40}^7\)
- B.\(C_{20}^1 + C_{20}^2 + C_{20}^3 + C_{20}^4 + C_{20}^5 + C_{20}^6 + C_{20}^7\)
- C.\(C_{60}^8 - C_{20}^8\)
- D.\(C_{60}^8 - C_{40}^8\)
-
Câu 14:
Một hộp có 10 viên bi màu trắng, 20 viên bi màu xanh và 30 viên bi màu đỏ, mỗi viên bi chỉ có một màu. Có bao nhiêu cách chọn ngẫu nhiên 8 trong số các viên bi thuộc hộp đó để được 8 viên bi trong đó có đúng một viên bi màu xanh và có đúng 2 viên bi màu đỏ?
- A.\(C_{20}^1.C_{30}^2\)
- B.\(C_{20}^1.C_{30}^2.C_{10}^5\)
- C.\(C_{20}^1 + C_{30}^2 + C_{10}^5\)
- D.\(C_{60}^8 - (C_{10}^5 + C_{20}^5 + C_{30}^5)\)
-
Câu 15:
Với n, k là các số tự nhiên thỏa mãn \(1 \le k \le n\), gọi \(S = C_{n - 3}^k + 3C_{n - 3}^{k - 1} + 3C_{n - 3}^{k - 2} + C_{n - 3}^{k - 3}\). Thì S có giá trị là bao nhiêu?
- A.\(S = C_{n - 2}^k\)
- B.\(S = C_{n - 1}^k\)
- C.\(S = C_n^k\)
- D.\(S = 3C_n^k\)