Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 12 Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc.
Câu hỏi trắc nghiệm (15 câu):
-
Câu 1:
Cho các ion riêng biệt trong dung dịch là Ni2+, Zn2+, Ag+, Sn2+, Au3+, Pb2+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất và ion có tính oxi hóa yếu nhất lần lượt là:
- A.Au3+ và Zn2+.
- B.Ag+ và Zn2+.
- C.Ni2+ và Sn2+.
- D.Pb2+ và Ni2+.
-
Câu 2:
Người ta gắn tấm Zn vào vỏ ngoài của tàu thủy ở phần chìm trong nước biển để:
- A.Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hóa.
- B.Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li kim loại với môi trường.
- C.Vỏ tàu được chắc hơn.
- D.Chống ăn mòn bằng cách dùng chất chống ăn mòn.
-
Câu 3:
Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây?
- A.Ca(OH)2.
- B.NaCl.
- C.HCl.
- D.KOH.
-
Câu 4:
Cho 40g hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với oxi dư nung nóng thu được 46,4g chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M có khả năng phản ứng với chất rắn X là
- A.100ml
- B.200ml
- C.300ml
- D.400ml
-
Câu 5:
Đốt cháy hết mg hỗn hợp A gồm (Zn, Mg, Al) bằng oxi thu được (m +1,6)g oxit. Hỏi nếu cho mg hỗn hợp A tác dụng hết với hỗn hợp các axit loãng (H2SO4, HCl, HBr) thì thể tích H2 (đktc) thu được là
- A.4,48lit
- B.0,448lit
- C.0,224lit
- D.2,24lit
-
Câu 6:
Dãy nào sau đây sắp xếp theo tính khử giảm dần
- A.Pb, Ni, Sn, Zn
- B.Pb, Sn, Ni, Zn
- C.Zn, Ni, Sn, Pb
- D.Ni, Sn, Zn, Pb
-
Câu 7:
Sắt được phủ lên bề mặt một lớp thiếc được gọi là:
- A.sắt tây
- B.gang
- C.thép
- D.inox
-
Câu 8:
Khối lượng muối thu được khi cho 32g hỗn hợp MgO, Fe2O3, CuO tác dụng với 300ml dung dịch H2SO4 2M là?
- A.60 gam
- B.80 gam
- C.85 gam
- D.90 gam
-
Câu 9:
ZnO có tính?
- A.Lưỡng tính
- B.Tính axit yếu
- C.tính bazo
- D.tính axit mạnh
-
Câu 10:
Hiện tượng khi cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch ZnSO4 là:
- A.Xuất hiện dung dịch màu vàng nhạt
- B.Dung dịch mất màu
- C.Xuất hiện bọt khí
- D.Xuất hiện kết tủa
-
Câu 11:
Phản ứng hóa học nào sau đây không xảy ra?
- A.Pb 2+ + Sn→ Pb + Sn 2+
- B.Sn 2+ + Ni → Sn + Ni 2+
- C.Pb 2+ + Ni→ Pb + Ni 2+
- D.Sn 2+ + Pb→ Pb 2+ + Sn
-
Câu 12:
Có các ion riêng biệt trong dung dịch là Ni2+, Zn2+, Ag+, Sn2+, Au3+, Pb2+. lon có tính oxi hóa mạnh nhất và ion có tính oxi hóa yếu nhất lần lượt là:
- A.Pb 2+ và Ni 2+
- B.Ag + và Zn 2+
- C.Au 3+ và Zn 2+
- D.Ni 2+ và Sn 2+
-
Câu 13:
Nhúng tấm kẽm vào dung dịch chứa 14,64 gam cađimi clorua. Sau một thời gian phản ứng, khối lượng tấm kẽm tăng lên 3,29 gam. Xác định khôi lượng cađimi tách ra
- A.7,84 gam
- B.7,05 gam
- C.8,74 gam
- D.6,95 gam
-
Câu 14:
Hòa tan hết 3,0 gam hợp kim của đồng và bạc trong axit nitric loãng, đun nóng thu được 7,34 gam hỗn hợp muối nitrat. Xác định phần của mỗi kim loại trong hợp kim.
- A.64% Cu và 36% Ag
- B.60% Cu và 40% Ag
- C.80% Cu và 20% Ag
- D.54% Cu và 46% Ag
-
Câu 15:
Nung một lượng sunfua kim loại hóa trị hai trong oxi dư thì thoát ra 5,60 lít khí (đktc). Chất rắn còn lại được nung nóng với bột than dư tạo ra 41,4 gam kim loại. Nếu cho khí thoát ra đi chậm qua đồng nung nóng thì thề tích giảm đi 20%. Tên sunfua kim loại đã dùng là?
- A.CuS
- B.FeS
- C.PbS
- D.ZnS