Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

Bài tập trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật.

Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):

  • Câu 1:

    Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

    • A.Làm tăng kích thước chiều dài của cây
    • B.Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
    • C.Diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm
    • D.Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
  • Câu 2:

    Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

    • A.Do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra
    • B.Do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra
    • C.Do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra
    • D.Do mô phân sinh lóng của cây tạo ra
  • Câu 3:

    Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là

    • A.Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
    • B.Mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
    • C.Mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh nóng có ở thân cây Một lá mầm
    • D.Mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm
  • Câu 4:

    Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp? 

    • A.Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
    • B.Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
    • C.Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm. 
    • D.Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
  • Câu 5:

    Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào? 

    • A.Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
    • B.Gỗ và mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
    • C.Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch. 
    • D.Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
  • Câu 6:

    Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây? 

    • A.Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
    • B.Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
    • C.Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm. 
    • D.Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
  • Câu 7:

    Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của gỗ sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào? 

    • A.Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài.
    • B.Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.
    • C.Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong. 
    • D.Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài.
  • Câu 8:

    Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là: 

    • A.Vỏ → Biểu bì → Mạch rây sơ cấp → Tâng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ. 
    • B.Biểu bì → Vỏ → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ. 
    • C.Biểu bì → Vỏ → Gỗ sơ cấp → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Tuỷ.   
    • D.Biểu bì → Vỏ → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ. 
  • Câu 9:

    Sinh trưởng sơ cấp của cây là: 

    • A.Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
    • B.Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
    • C.Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm. 
    • D.Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.
  • Câu 10:

    Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp? 

    • A.Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.
    • B.Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm
    • C.Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch. 
    • D.Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).
Bạn cần đăng nhập để làm bài

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?