Bài 32: Nội năng và sự biến thiên nội năng

Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 10 Bài 32: Nội năng và sự biến thiên nội năng.

Câu hỏi trắc nghiệm (13 câu):

  • Câu 1:

    Nhiệt độ của vật giảm là do các phân tử cấu tạo nên vật :

    • A.Ngừng chuyển động 
    • B.Nhận thêm động năng
    • C.Chuyển động chậm dần đi 
    • D.Va chạm vào nhau
  • Câu 2:

    Nội năng của một khí lí tưởng có tính chất nào sau đây?

    • A.Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ
    • B.Phụ thuộc vào thể tích
    • C.Phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích
    • D.Không phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích
  • Câu 3:

    Một bình nhôm khối lượng 0,5kg chứa 0,118 kg nước ở nhiệt độ 200C. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,2 kg đã được nung  nóng tới 75oC. Xác định nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 896 J/(kg.K) ; của nước là 4,18.103 J/(kg.K), của sắt là 0,46 J/(kg.K).

    • A.\({10^0}C\)
    • B.\({20^0}C\)
    • C.\({25^0}C\)
    • D.\({30^0}C\)
  • Câu 4:

    Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau khối lượng 128g chứa 210 g nước ở nhiệt độ 8,4oC. Người ta thả một miếng kim loại khối lượng 192 g đã nung nóng tới 100oC vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của chất làm miếng kim loại biết rằng nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là 21,5oC. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của đồng thau là 0,128.10J(kg.K).

    • A. \(0,{78.10^3}J/kg.K\)
    • B. \(0,{23.10^3}J/kg.K\)
    • C. \(0,{37.10^3}J/kg.K\)
    • D. \(0,{68.10^3}J/kg.K\)
  • Câu 5:

    100g chì được truyền nhiệt lượng 260J. Nhiệt độ của chì tăng từ \({15^0}C\) đến \({35^0}C\). Tính nhiệt dung riêng của chì (J/kg.độ)

    • A.160 (J/kg.độ)
    • B.150 (J/kg.độ)
    • C.140 (J/kg.độ)
    • D.130 (J/kg.độ)
  • Câu 6:

    Một viên đạn đại bác có khối lượng 10 kg khi rơi tới đích có vận tốc 54 km/h. Nếu toàn bộ động năng của nó biến thành nội năng thì nhiệt lượng tỏa ra lúc va chạm vào khoảng 

    • A.1125 J.    
    • B.14580 J.
    • C.2250 J.   
    • D.7290 J.
  • Câu 7:

    Trong một quá trình nung nóng đẳng áp ở áp suất 1,5.105Pa, một chất khí tăng thể tích từ 40 dm3 đến 60 dm3 và tăng nội năng một lượng là 4,28 J. Nhiệt lượng truyền cho chất khí là 

    • A.1280 J.  
    • B.3004,28 J.
    • C.7280 J.     
    • D.– 1280 J.
  • Câu 8:

    Một quả bóng khối lượng 200 g rơi từ độ cao 15m xuống sân và nảy lên được 10m. Độ biến thiên nội năng của quả bóng bằng (lấy g = 10 m/s2

    • A.10 J.
    • B.20 J.
    • C.15 J.     
    • D.25 J.
  • Câu 9:

    Để xác định nhiệt độ của một lò nung, người ta đưa vào trong lò một miếng sắt có khối lượng 50g. Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả nó vào một nhiệt lượng kế chứa 900 g nước ở nhiệt độ 17oC. Khi đó nhiệt độ của nước tăng lên đến 23oC, biết nhiệt dung riêng của sắt là 478 J/(kg.k), của nước là 4180 J/(kg.k). Nhiệt độ của lò xấp xỉ bằng 

    • A.796oC.
    • B.990oC.
    • C.967oC.    
    • D.813oC.
  • Câu 10:

    Thả một quả cầu bằng nhôm khối lượng 0,105kg được đun nóng tới 142°C vào một cốc đựng nước ở 20°C, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 42°C. Tính khối lượng của nước trong cốc, biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K. 

    • A.0,1kg  
    • B.0,2kg       
    • C.0,3kg                 
    • D.0,4kg
  • Câu 11:

    Trường hợp làm biến đổi nội năng không do thực hiện công là? 

    • A.Đun nóng nước bằng bếp.
    • B.Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm.
    • C.Nén khí trong xilanh. 
    • D.Cọ xát hai vật vào nhau.
  • Câu 12:

    Tìm phát biểu sai. 

    • A.Tác động lên hệ một công có thể làm thay đổi cả tổng động năng chuyển động nhiệt của các hạt tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.
    • B.Nội năng của một hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt tạo nên hệ.
    • C.Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được
    • D.Trong quá trình đẳng nhiệt, độ tăng nội năng của hệ bằng nhiệt lượng mà hệ nhận được
  • Câu 13:

    Một quả bóng khối lượng 200g rơi từ độ cao 15m xuống sân và nảy lên được 10m. Độ biến thiên nội năng của quả bóng bằng (lấy g = 10 m/s2

    • A.10 J.
    • B.20 J.
    • C.15 J. 
    • D.25 J.
Bạn cần đăng nhập để làm bài

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?